Qua kết quả điều tra và quan sát, chúng tôi nhận thấy: nhìn chung sinh viên thể thao có hứng thú học tập, nhưng mức độ chưa cao, cụ thể là kết quả học tập các môn thực hành thường xuyên cao hơn so với kết quả học các môn lý luận.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ sinh viên hứng thú học các môn thực hành và các môn lý luận.
Năm học 2002-2003, kết quả thi học kỳ lần 1 các môn thực hành đạt 80,2 %, nhưng chỉ có 60,8 % sinh viên thi qua lần 1 các môn lý luận. Đồng thời, ở học kỳ I năm học 2004-2005 vừa rồi, có đến 8,6 % sinh viên của khoa giáo dục thể chất phải học lại các môn lý luận, nhưng chỉ có 3,7 % sinh viên phải theo học lại các môn thực hành. Điều này, có thể liên quan đến vấn đề sinh viên thể thao thích học các môn thực hành hơn các môn lý luận hay không? Vì thế, qua kiểm tra điều tra của chúng tôi cho thấy, giữa hứng thú học các môn thực hành và các môn lý luận có sự chêch lệch rõ rệt.
Điều này thể hiện ở chỗ tỷ lệ sinh viên hứng thú học các môn thực hành cao hơn hẳn so với tỷ lệ sinh viên hứng thú học các môn lý luận. Số sinh viên thích học các môn thực hành là 72,48 % so với 55,48 % thích học các môn lý luận. Ngược lại, tỷ lệ sinh viên không thích học các môn lý luận là 5,56 % lại cao hơn số sinh viên không thích học các môn thực hành là 5,06 %. Điều này là hoàn toàn hợp lý, vì sở trường của sinh viên thể thao là
Thực hành Lý luận
năng khiếu trong một hay một số môn thể thao nào đó, họ thi vào trường bởi vì yêu thích thể thao.
Với kết quả có được 72,48 % sinh viên thích học các môn thực hành, theo chúng tôi đây là mức độ hứng thú không cao lắm. Vì đây là khoa giáo dục thể chất đào tạo những sinh viên thích học các môn năng khiếu, mà lại có những em không thích học các môn thực hành của mình. Một số sinh viên không thích môn đá cầu, thể dục thực dụng và đồng diễn, bơi lội, ném bóng -đẩy tạ …Do đó, tỷ lệ thích học môn thực hành năm thứ nhất chỉ có 62,31 %. Cờ vua là môn thể thao đòi hỏi khả năng tư duy trí tuệ cao chỉ chiếm 52,17 % sinh viên thích học. Sinh viên còn có ý kiến phản ánh rằng: điều kiện sân bãi, nhà tập luyện chưa tốt, dụng cụ tập luyện thiếu thốn đã ảnh hưởng phần nào đến hứng thú học tập các môn thực hành của sinh viên. Từ những điều phân tích trên cho thấy vấn đề mà nhà trường cần quan tâm vì những kết quả đó đã phản ánh thực trạng là ngay trong nhóm môn thực hành cũng có sự phân hoá hứng thú. Có những môn thực hành nhiều sinh viên rất thích học như bóng đá, bóng bàn, cầu lông (96,2 %). Bóng rổ, bóng ném: 77,7 %. Trong thực tế, sinh viên chỉ giỏi một hay một vài môn học nào đó, chứ họ không thể biết và giỏi nhiều môn thể thao khác, nên có hiện tượng là có sinh viên thi lại môn thực hành thể dục, nhưng đây chỉ là số lượng nhỏ, vì sau này sinh viên ra trường sẽ trở thành những huấn luyện viên, giáo viên thể dục hay là những cán bộ thể dục thể thao. Tuy nhiên, SV cũng nhận thức được khi học thực hành phải dựa trên cơ sở của việc học lý luận (qua câu 7 đa số SV cho câu đó là sai và giải thích).
Tóm lại, do những đặc điểm của môn thể thao, của trường…nên đa số sinh viên thể thao thích học các môn thực hành hơn các môn lý luận. Tuy nhiên, mức độ hứng thú các môn thực hành chưa cao lắm và thực tế mức độ hứng thú học tập các môn lý luận còn thấp.