Đặc điểm khách thể nghiên cứu.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất –Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp (Trang 66)

Vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, nhà trường rất coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cấu trúc chương trình cho phù hợp với tình hình đổi mới. Hiện nay, cấu trúc chương trình được chia làm hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, trong đó có hai nhóm môn học lớn là nhóm môn lý luận và nhóm môn thực hành.

Năm thứ nhất (khoá 28) với các môn lý luận: Lý luận chung có triết học, kinh tế chính trị, ngoại ngữ, tin học. Lý luận cơ sở có: tâm lý học đại cương, tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Lý luận chuyên ngành có: giải phẩu học. Các môn thực hành: đại cương về thể dục, chạy trung bình và chạy việt dã, thể dục thực dụng và đồng diễn, đá cầu, ném bóng và đẩy tạ, bóng ném, cờ vua, chạy ngắn và chạy tiếp sức, bóng đá. Những môn này học ở hai học kỳ: học kỳ 1 là 26 đvht, học kỳ 2 là 26 đvht.

Năm thứ hai (khoá 27) cũng học ở hai học kỳ là 26 đvht với những môn lý luận: Lý luận chung có thêm môn CNXHKH. Lý luận cơ sở có thêm môn: GDH đại cương, HĐDH THCS, HĐGD THCS, sinh hoá, sinh cơ, xác

suất thống kê. Lý luận chuyên ngành có giải phẩu học, lý luận và PPGDTC, PPNCKHTDTT. Các môn thực hành: bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội, trò chơi vận động, nhảy xa, bóng rổ, thể thao tự chọn 1.

Năm thứ ba (khoá 26) thì chỉ học 38 đvht vì phải đi thực tập sư phạm ở trường phổ thông, học kỳ 1 học 24 đvht, học kỳ 2 học 14 đvht với các môn lý luận: Lý luận chung giống như năm thứ hai có thêm môn: LS Đảng, tư tưởng HCM, QLHCNN và QLNGD. Lý luận cơ sở cũng giống như năm thứ hai có thêm môn: công tác đội TNTPHCM. Lý luận chuyên ngành có thêm môn: lý luận và PPGDTC 2, sinh lý học TDTT, tâm lý học TDTT, vệ sinh và y học TDTT. Các môn thực hành: thể thao tự chọn 2, nhảy cao, TD tự do và dụng cụ, hành quân cấm trại, võ thuật.

Hiện nay, tổng số sinh viên hệ Cao đẳng chính quy của trường là 96 sinh viên. Cụ thể là:

Vì đặc thù là hoạt động thể thao, nên tỷ lệ nam sinh viên đông hơn hẳn so với nữ sinh viên. Số nữ sinh viên chỉ chiếm 21,87%. Đây là khoa giáo dục thể chất dạy cho sinh viên phương pháp sư phạm lên lớp đối với các môn thực hành (các môn học thể thao). Trường đang đào tạo các lớp chuyên sâu: điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đá cầu, bóng bàn. Đối với hệ Cao đẳng thì học: 180 tiết, với hệ Đại học thì: 480 tiết. Sinh viên mới vào trường phải qua một kỳ thi quốc gia với 3 môn Toán, Sinh, Năng khiếu (hệ số 2) gồm 2 thể loại: thể lực, thể hình. Thể lực được kiểm tra bằng 3 nội dung:

+ Chạy 30 mét có đà. + Bật cao tại chỗ.

+ Dẻo: gập người tới trước (đơn vị tính cm).

Thể hình được kiểm tra:chiều cao, cân nặng, tay, vai, hông, cột sống, chân, bàn chân, có tật đáng chú ý, diện mạo, ngôn ngữ.

Nữ sinh viên tối thiểu phải cao là:1,55 cm, trên 40kg. Nam sinh viên tối thiểu phải cao:1,65 cm, trên 50 kg

Song trường cũng có chế độ tuyển thẳng đối với những vận động viên đạt mức kiện tướng và những vận động viên đã từng đi thi đấu quốc tế đạt giải khuyến khích trở lên với tiêu chuẩn đã tốt nghiệp phổ thông trung học. So với sinh viên của các ngành khác hay nhiều trường Đại học khác. Nhìn chung, trình độ văn hoá của sinh viên thể thao có phần nào kém hơn là do đặc thù của lớp năng khiếu và hơn nữa thể thao là môn học chủ yếu làm phát triển hoạt động vận động cơ bắp, chứ không phải hoạt động trí óc. Nhưng không đồng nghĩa với việc “chân tay phát triển, đầu óc ngu si” mà mọi người hay có quan niệm như thế! Dù rằng, nó làm phát triển hoạt động vận động cơ bắp với những môn học thực hành (thể thao) sinh viên phải học một số lượng lớn môn lý luận. Để hiểu rõ và sâu về vấn đề thực hành, thì trước tiên sinh viên phải nắm được lý thuyết thì mới thực hiện được. Đặc biệt với những em từng là vận động viên, việc học tập ở phổ thông sẽ thiếu hệ thống và có nhiều hạn chế, là do thường xuyên phải đi thi đấu và tập luyện căng thẳng hoặc gián đoạn. Đây cũng là yếu tố mà theo suy đoán của chúng tôi sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên thể thao.

Một đặc điểm khá đặc trưng của sinh viên thể thao là các môn học phần nhiều ở ngoài trời là môn học chính, nhưng phải đạt một mức độ nhất định nào đó về các môn lý luận ở trên lớp bởi vì thi tốt nghiệp ra trường sinh viên phải thi 3 môn:

- Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất.

- Khoa học Mác Lê Nin: triết học, tư tưởng Hồ chí Minh, kinh tế chính trị.

Sinh viên được chọn 1 trong 3 môn này.

- Thực hành chuyên ngành: trong đó có thực hành thể dục và thực hành điền kinh. Vả lại, sau khi tốt nghiệp ra trường phần lớn sinh viên sẽ trở thành huấn luyện viên ở một môn thể thao nào đó hay làm giáo viên dạy môn thể dục ở các trường học hoặc một số ít sinh viên sẽ trở thành cán bộ

phong trào ở các cơ quan, xí nghiệp hay cán bộ ở các phòng, ban thể dục thể thao. Do đó, trong chương trình đào tạo của nhà trường, các môn học thực hành có khối lượng giờ khá lớn, đặc biệt riêng môn chuyên sâu, đối với sinh viên Cao đẳng phải học là 180 tiết (còn đối với Đại học: 480 tiết) tương đương với 12 đơn vị học trình. Đồng thời, các môn học lý luận bắt buộc cũng chiếm một khối lượng không nhỏ trong chương trình đào tạo của nhà trường.

Với mục đích tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất trường Đại học sư phạm Đồng Tháp, chúng tôi đã tiến hành tham khảo ý kiến của sinh viên Cao đẳng từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, chúng tôi chỉ chọn sinh viên Cao đẳng vì có sự theo dõi liên tục, còn lớp Đại học chỉ học được có một năm. Chính vì vậy, đó là lý do tại sao chúng tôi chọn khách thể này.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của sinh viên khoa giáo dục thể chất –Trường Đại học sư phạm Đồng Tháp (Trang 66)