III. NỘI DUNG BÀI MỚI1. Đặt vấn đề (1 phút) 1. Đặt vấn đề (1 phút)
Để nắm rõ lại một số kiến thức đã được học và chuẩn bị tốt cho bài thi kiểm tra học kỳ, hôm nay cô và các em cùng ôn tập lại một số kiến thức đã được học.
2. Triển khai bài (36 Phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Chương trình bảng tính là gì? (10P)
Gv: hãy cho biết chương trình bảng tính là gì?
Gv: Hãy nêu một số kiểu dliệu mà chương trình bảng tính có khả năng xử lý?
Gv: Hãy trình bày một số khả năng của chương trình bảng tính?
Gv: Trình bày các thành phần chính trên màn hình làm việc của chương trình bảng tính?
Gv: Hãy nêu các bước nhập dữ liệu vào ô tính?
1. Khái niệm
Hs: Suy nghĩ , thảo luận nhắc lại
Chương trình bảng tính là phần mềm giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu có trong bảng.
2. Chương trình bảng tính a. Màn hình làm việc b. Dữ liệu
Hs: suy nghĩ thảo luận trả lời c. Khả năng tính toán và sử dụng hàm e. Tạo biểu đồ
3. Màn hình làm việc của chương trình bảng tính.
HS: Suy nghĩ, thảo luận trả lời
Ngoài các bảng chọn, thanh công cụ và các nút lệnh quen thuộc như chương trình soạn thảo văn bản Word, Excel có thêm:
- Thanh công thức: được dùng để nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức của ô tính.
- Bảng chọn Data: gồm các lệnh dùng để xử lý dữ liệu.
- Trang tính: gồm các cột và các hàng là miền làm việc chính của chương trình bảng tính. Vùng giao nhau giữa cột và hàng là ô tính dùng để chứa dữ liệu.
4. Nhập dữ liệu vào trang tính a. Nhập và sửa dữ liệu
Hs: suy nghĩ, thảo luận nhắc lại * Nhập dữ liệu
- Nháy chuột chọn ô cần nhập - Nhập dữ liệu vào từ bàn phím
- Nhấn phím Enter hoặc nháy chuột vào ô khác.
Gv: Trình bày các bước sữa dữ liệu trong ô tính?
Gv: Để di chuyển trên trang tính em làm thế nào?
Gv: Để gõ chữ tiếng Việt thì chúng ta làm thế nào?
* Sửa dữ liệu
Hs: Suy nghĩ, thảo luận trả lời - Nháy đúp chuột vào ô cần sửa - Sửa dữ liệu
- Nhấn phím enter hoặc nháy chuột vào ô khác.
b. Di chuyển trên ô tính
Hs: suy nghĩ, thảo luận nhắc lại - Sử dụng các phím mủi tên,… - Sử dụng chuột và thanh cuốn c. Gõ chữ tiếng Việt trên trang tính Hs: suy nghĩ, thảo luận trả lời
Để gõ chữ Việt trên máy tính, máy cần phải được cài đặt phông tiếng Việt. Thực hiện quy tắc gõ tiếng Việt giống chương trình soạn thảo Word.
Hoạt động 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính(10p)
Gv: Một bảng tính thường có mấy trang tính và các trang tính đó được phân biệt với nhau bằng gì?
Gv: Trình bày các thành phần chính trên trang tính?
Gv: Trình bày cách chọn các đối tượng trên trang tính?
Gv: Hãy trình bày một số kiểu dữ liệu mà em biết?
1. Bảng tính
Hs: Suy nghĩ, thảo luận trả lời Một bảng tính thường có nhiều trang tính, khi mở một bảng tính mới bảng tính thường chỉ gồm 3 trang tính.
2.Các thành phần chính trên trang tính Hs: Suy nghĩ, thảo luận trả lời
Ngoài các hàng, cột, ô tính trang tính còn có một số thành phần khác: hộp tên, khối, thanh công thức.
3. Chọn các đối tượng trên trang tính Hs: Suy nghĩ, thảo luận trả lời - Chọn ô: nháy chuột vào ô đó
- Chọn hàng: nháy chuột vào nút tên hàng
- Chọn cột: nháy chuột vào nút tên cột - Chọn khối: kéo thả chuột từ một ô góc đến ô góc đối diện
- Chọn nhiều khối: chọn một khối, nhấn CTRL và chọn các khối tiếp theo.
4. Dữ liệu trên trang tính
Hs: Suy nghĩ, thảo luận trả lời
* Dữ liệu số: là các số, dấu + , dấu – và dấu %
* Dữ liệu ký tự: là các chữ cái, chữ số và ký hiệu.
Hoạt động 3: Thực hiện tính toán trên trang tính (10p)
Gv: Hãy nêu các phép toán và ký hiệu dùng trong chương trình bảng tính?
Gv: Hãy trình bày các bước nhập công thức vào ô tính?
Gv: Hãy cho biết sự khác nhau giữa việc sử dụng công thức chứa địa chỉ ô tính và công thức không chứa địa chỉ ô tính?
1. Sử dụng công thức để tính toán Hs: Suy nghĩ, thảo luận trả lời +, -, *, /, ^, %
2. Nhập công thức
Hs: Suy nghĩ, thảo luận nhắc lại: - Chọn ô cần nhập ct
- Gõ dấu =
- Nhập công thức
- Nhấn phím Enter hoặc nháy chuột vào nút chếch trên thanh công thức
3. Sử dụng địa chỉ trong công thức Ta có thể tính toán dữ liệu trong các ô thông qua địa chỉ của ô tính.
Các phép toán mà không dùng đến địa chỉ ô tính thì mỗi lần tính toán ta phải gõ lại công thức. Ngược lại nếu sử dụng công thức có chứa địa chỉ mà ta cần thay đổi giá trị của ô nào đó đã được tính thì kết quả sẽ được thay đổi để kết quả của bài toán vẫn đúng.
Gv: Hãy nêu khái niệm về hàm trong chương trình bảng tính và ích lợi của việc sử dụng hàm?
Gv: Để sử dụng hàm em làm thế nào?
Gv: Hãy viết cú pháp của các hàm tính tổng, tính trung bình cộng, xác định giá trị nhỏ nhất, xác định giá trị lớn nhất?
Gv: Hãy lấy ví dụ về các hàm?
1. Hàm trong chương trình bảng tính Trong chương trình bảng tính hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể. Sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn.
2. Cách sử dụng hàm
Hs: Suy nghĩ, thảo luận trả lời
Để sử dụng hàm em nhập hàm vào ô tính tương tự như nhập công thức:
- Chọn ô cần nhập hàm - Gõ dấu =
- Gõ hàm theo đúng cú pháp
- Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào nút chếch trên thanh công thức
3. Một số hàm trong chương trình bảng tính a. Hàm tính tổng = Sum(a, b, c,…) b. Hàm tính trung bình cộng = Average(a, b, c, …) c. Hàm xác định giá trị lớn nhất = Max(a, b, c,…) d. Hàm xác định giá trị bé nhất: = Min(a, b, c,…) Trong đó:
- Sum, Average, Max, Min là tên hàm - a, b, c,… là các biến được đặt trong cặp dấu ngoặc đơn, giữa các biến cách nhau bởi dấu phẩy và số lượng các biến là không hạn chế.
- Các hàm này cho phép sử dụng địa chỉ khối trong công thức tính.
Hs: Suy nghĩ, lấy ví dụ: = Sum(1, 2, 3) = Sum(A1:B10) = Average(1, 2, A1) = Max(A1:B1, C4) = Min(A2:B5,1,2) …. IV. CỦNG CỐ VÀ RA NHIỆM VỤ VỀ NHÀ (2 phút)
- GV Hệ thống lại những nội dung lý thuyết chính mà hs cần phải ôn tập sau tiết ôn tập.
- Dặn dò học sinh về nhà ôn lại những kiến thức cũ. - Thực hành thêm (nếu có máy)
tiết sau ôn tập tiếp.
------
Tuần: 16 Ngày soạn: 01/12/2013
Tiết: 32 Ngày giảng: 09/12/2013
ÔN TẬP HỌC KỲ I (T2)A. MỤC TIÊU A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống lại những kiến thức đã học bài 5.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các bài tập cụ thể do giáo viên đề ra.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính kiên trì ham học hỏi hiểu biết.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Giới thiệu, hướng dẫn, minh hoạ.
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời và đưa ra nhận xét
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo. 1. Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: SGK, Đọc bài trước.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌCI. Ổn định lớp (1 Phút) I. Ổn định lớp (1 Phút)
- Kiểm tra sĩ số: Tổng số: … vắng: … Phép: ...
-Ổn định trật tự, tạo không khí thoải mái để vào tết học.