III. NỘI DUNG BÀI MỚI 1. Đặt vấn đề ( 1 phút)
Ở các tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu các dữ liệu trong chương trình bảng tính đó là dữ liệu dạng kí tự và dữ liệu số. Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu một số thao tác trên dữ liệu số.
2. Triển khai bài ( 41 Phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 1. Sử dụng công thức để tính toán (15 phút).
Gv: Trình bày cho hs biết: từ các dữ liệu được nhập vào ô tính em có thể thực hiện các tính toán và lưu lại kết quả tính toán. Khả năng tính toán là một ưu điểm ưu việt của các chương trình bảng tính.
Gv: Trong toán học ta thường tính toán cái gì? lấy ví dụ cụ thể?
Gv: Hãy cho biết các ký hiệu của các phép toán trong toán học?
Gv: Trình bày cho hs biết các ký hiệu tương ứng với các phép toán trong chương trình bảng tính.
Gv: Trong toán học các phép toán được thực hiện thứ tự thế nào? -> trong chương trình bảng tính Excel được thực hiện thế nào?
Hs: Chú ý lắng nghe, quan sát sgk, ghi nhớ.
Hs: Suy nghĩ, thảo luận -> trả lời.
- Trong toán học ta thường tính toán các biểu thức.
Vd: (3 + 4)/ 6, 13x2 – 8 ...
+ (cộng), - (trừ), x (nhân), : (chia) ... Hs: Trả lời
- Ký hiệu của các phép toán trong chương trình bảng tính Excel: + (cộng), - (trừ), * (nhân), / (chia), ^ (luỹ thữa), % (phần trăm).
Hs: Trả lời
- Các phép toán trong công thức được thực hiện theo trình tự thông thường: các phép toán trong cặp dấu ngoặc “(” và “)” được thực hiện trước, sau đó đến phép nâng lên luỹ thừa, tiếp theo là các phép nhân và phép chia, cuối cùng là các phép cộng và phép trừ.
Hoạt động 2: Nhập công thức (16 phút)
Gv: Hãy quan sát hình 22 sgk và cho biết các bước nhập công thức vào ô tính?
Hs: Quan sát sgk, suy nghĩ, thảo luận -> trả lời:
Gv: Theo em nếu chọn một ô có dữ liệu và một ô có công thức và quan sát trên thanh công thức thì sẽ có gì khác nhau?
- Các bước nhập công thức vào ô tính: + Chọn ô cần nhập công thức.
+ Gõ dấu =
+ Nhập công thức.
+ Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào nút chếch trên thanh công thức để kết thúc.
Hs: Suy nghĩ và trả lời
- Nếu chọn một ô có dữ liệu thì em sẽ thấy nội dung ô trong công thức giống với dữ liệu trong ô. Ngược lại nếu chọn một ô có công thức thì em sẽ thấy nội dung của công thức trên thanh công thức còn trong ô chỉ là kết quả tính toán của công thức đó.
Hoạt động 3: Một số bài toán áp dụng (10’)
GV: hướng dẫn học sinh nhập dữ liệu trên trang tính
Ví dụ 1: [(3+17):2 - 5]x22
Nêu các bài toán để HS thực hiện 1. 22-1
2.34+(12-3)x6 3.(2+7)2/7
HS: lắng nghe và ghi chép.
HS sinh thực hiện việc nhập các phép tính 1 = 2*2 – 1
2 =34+(12-3)*63 = ((2+7)*(2+7))/ 3 3 = ((2+7)*(2+7))/ 3
IV. CỦNG CỐ VÀ RA NHIỆM VỤ VỀ NHÀ ( phút)
- GV hệ thống lại nội dung lý thuyết cần nhớ sau tiết học.
- Hãy viết các biểu thức tính toán dưới đây bằng các ký hiệu trong chương trình bảng tính Excel.
- Yêu cầu hs về nhà học bài cũ.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 sgk và vở bài tập.
- Bài tập: Chuyển các biểu thức được viết trong Excel sau đây thành các biểu thức toán học.
a. (a + b)^2 + x/y b. b/(a^2 + c)
c. a^2/(2*b + c)^2 d. a/b^2 + c^2/d
- Đọc trước mục 3 (bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính) -> tiết sau học. ------
Tuần: 07 Ngày soạn: 29/09/2013
Tiết: 14 Ngày giảng:02/10/2013
BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (T2).A. MỤC TIÊU A. MỤC TIÊU
-Biết cách sử dụng địa chỉ trong công thức.
2. Kỹ năng:
-Vận dụng sự hiểu biết đó để thực hiện trên máy tính một cách nhịp nhàng và chính xác.
3. Thái độ:
-Hình thành hứng thú học tập, khả năng tìm tòi ham học hỏi hiểu biết về chương trình bảng tính Excel.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Giới thiệu, hướng dẫn, minh hoạ. - Đặt câu hỏi yêu cầu hs trả lời.