Một trong những khó khăn của DNV&N là luôn có ý quan ngại khi tiếp cận với ngân hàng, lo lắng về các thủ tục cũng như những yêu cầu mà ngân hàng đặt ra… Tất cả những hạn chế này đều do sự hiểu biết về ngân hàng của DNV&N còn hạn chế, nhất là hiểu biết về trình độ tự thực hiện các quy trình nghiệp vụ và những thủ tục cần thiết khi vay vốn ngân hàng. Để khắc phục hạn chế này, giúp doanh nghiệp nắm bắt được các trình tự thủ tục vay vốn, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho ngân hàng, kịp thời xây dựng được dự án, phương án sản xuất kinh doanh
khả thi, qua đó rút ngắn thời gian làm thủ tục vay vốn và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, DNV&N cần chủ động thực hiện:
+ Tìm hiểu về các ngân hàng, hiện nay hầu hết các ngân hàng đều công khai các sản phẩm dịch vụ cũng như các yêu cầu về thủ tục trình tự làm việc khi doanh nghiệp đến với ngân hàng. Qua quá trình tìm hiểu này, ngoài việc nắm bắt được các sản phẩm dịch vụ cũng như các yêu cầu về thủ tục trình tự làm việc của ngân hàng, DNV&N còn có thêm thông tin để đưa ra sự lựa chọn hiệu quả và chính xác xem ngân hàng nào có thể phụ vụ và đem lại tiện ích cho doanh nghiệp nhất.
+ Một điểm rất quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết và cũng đủ tin tưởng để làm đó là đối với ngân hàng nên xác định đây phải là đối tác tin cậy nhất của minh và không nên dấu diếm điều gì với ngân hàng kẻ cả khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Thực tế nhiều bài học xương máu đã được chứng mình, nếu doanh nghiệp còn ngần ngại và dấu diếm ngân hàng sẽ dẫn đến độ tin tưởng của ngân hàng với doanh nghiệp bị hạn chế, ngân hàng sẽ không nắm bắt kịp thời tình hình về doanh nghiệp để có thể đưa ra những tư vấn rất thiết thực vầ hiệu quả, và đặc biệt khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh ngân hàng không biết và không dám cùng doanh nghiệp thao gỡ khó khăn ấy, nhiều khi dã vô tình đẩy doanh nghiệp vào bước đường cùng. Tất nhiên trường hợp này sẽ hoàn toàn không đúng với một số doanh nghiệp mà ngay tư khi đến đặt vấn đề vay vốn ngân hàng đã che dấu nhiều điều không tốt của mình chỉ với một mục tiệu là làm sao vay được tiền của ngân hàng.
KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế của một quốc gia. Khối doanh nghiệp này đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc giải quyết công ăn việc làm và thúc đẩy cạnh tranh. Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam còn nhiều yếu kém và thiếu trầm trọng nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực doanh nghiệp. Do đó, hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ, cung cấp vốn cho các DNV&N. Việc mở rộng cho vay đối với các DNV&N không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu xót và tính toàn diện, rất mong được sự thông cảm và góp ý xây dựng thêm của các thầy, các cô.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Lê Đức Lữ đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
2. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB giao thông vận tải, Hà Nội.
3. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.
4. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2001, Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2001, Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005, Hà Nội
6. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước về ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng; Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493, Hà Nội.
7. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2013), Quy trình số 0084/2013/QT- HĐQT ngày 17/6/2013 về Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp, Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2010), Chính sách số 0036/HĐQT ngày 27/10/2010 về Chính sách tín dụng của Techcombank, Hà Nội.
9. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2013), Quy định số 0012/2013/QĐ1 ngày 21/5/2013 về Quy định về việc nhận bảo đảm tại Techcombank, Hà Nội. 10. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2013), Quy trình số 0080/2013/QT-
HĐQT ngày 6/6/2013 về Quy trình cho vay và bảo lãnh cho khách hàng doanh nghiệp thuộc phân khúc quản lý của khối khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank, Hà Nội.
thường niên, báo cáo kết quả kinh doanh, định hướng phát triển kinh doanh của Techcombank, Hà Nội.
13. Trung tâm báo cáo quản trị, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo tín dụng, báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán,
Hà Nội.
14. Anh Thư - Đi tìm mô hình phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - http://www.itpc.gov.vn
15. Cao Sỹ Kiêm - Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp hỗ trợ năm 2013 - http://www.tapchitaichinh.vn