Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 84)

8 tháng đầu năm

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Ngoài những kết quả đạt được kể trên, hoạt động cho vay DNV&N của ngân hàng vẫn còn tồn tại những hạn chế như:

Tuy tỷ lệ cho vay trung và dài hạn đã có xu hướng tăng nhưng vẫn còn rất thấp trong mối tương quan với cho vay ngắn hạn. Điều này gây bất lợi cho các DNV&N bởi họ đang thiếu vốn trung và dài hạn trầm trọng để đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tỷ lệ cho vay đối với các ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản còn khá cao, trong khi tỷ lệ cho vay đối với các ngành dịch vụ còn khá thấp. Trong khi chính phủ đang thắt chặt tín dụng cho lĩnh vực xây dựng bất động sản, thị trường bất động sản còn trầm lắng, nhiều dự án hoàn thiện nhưng không có người mua… thì những món vay này sẽ tạo nên gánh nặng nợ xấu cho ngân hàng.

Quy trình, thủ tục cho vay của Techcombank vẫn còn mất khá nhiều thời gian tuy đã được cắt giảm các khâu xử lý riêng lẻ. Hiện nay, tại Techcombank, một khoản vay trung bình phải mất từ 1 đến 2 tuần để được phê duyệt với điều kiện các hồ sơ, giấy tờ của khách hàng được cung cấp đầy đủ. Như vậy, khoản thời gian để một khoản vay được thông qua là khá lâu, đôi khi không đáp ứng được nhu cầu vay vốn khẩn cấp của doanh nghiệp, không đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng khác.

Tuy Techcombank đã dần chú trọng nâng cao chất lượng các khâu kiểm định, phê duyệt tín dụng nhưng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu của đối tượng khách hàng DNV&N vẫn còn rất cao. Điều này cho thấy công tác thẩm định, phê duyệt tín dụng trong thời gian qua tại ngân hàng vẫn chưa thực sự được coi trọng đúng mực.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó là:

- Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, diễn biến của thị trường luôn chứa đựng yếu tố bất thường, khó dự báo, dự đoán. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cụ thể là lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, thị trường chứng khoán ảm đạm chỉ số Vn-Index giảm mạnh cùng với những khó khăn về kinh tế và bệnh tật… Điều này đã tác động rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng cũng như doanh nghiệp nói chung và DNV&N nói riêng. Trong nhiều trường hợp tác động của thị trường còn lớn hơn nhiều đối với DNV&N, bởi sự hạn chế về vốn, về tài chính cũng như trình độ quản trị kinh doanh và khả năng ứng dụng công nghệ… điều này là khó khăn cơ bản đối với DNV&N khi vay vốn.

- Trong thời gian trước, Techcombank vẫn thực hiện việc phê duyệt tín dụng bán phân tán, tức là theo hình thức phân cấp thẩm quyền, ở một mức nào đó sẽ có một mức phán quyết cho vay phù hợp. Việc phân quyền như vậy sẽ giúp giảm thiểu thời gian và chi phí với các món vay nhỏ lẻ. Tuy nhiên, khi người bán hàng đồng thời là người thẩm định và tham gia vào việc phê duyệt tín dụng thì sẽ dẫn đến

những rủi ro về mặt đạo đức. Thực tế đã cho thấy, thời gian qua do tham vọng dẫn đầu thị trường nên Techcombank đã mở rộng quy mô tín dụng ồ ạt, không coi trọng đúng mực công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng. Điều này đã dẫn đến những khoản cho vay tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao không được phát hiện, trực tiếp làm tỷ trọng nợ xấu của ngân hàng càng ngày càng gia tăng. Mặt khác, một trong những điều kiện quan trọng trong quyết định cho vay tại Techcombank là dựa vào hạng của khách hàng. Một trọng số chiếm tỷ trọng lớn là chỉ tiêu tài chính, bao gồm các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế là báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực sự đáp ứng tiêu chuẩn chung, đôi khi còn sửa đổi báo cáo để được số liệu, hồ sơ đẹp. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác thẩm định các thông tin về khách hàng.

- Việc thực hiện thẩm định và phê duyệt tín dụng tập trung thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp, tuy nhiên điều này cũng làm tăng thời gian khi tất cả các hồ sơ vay vốn đều tập trung về hội sở. Số lượng hồ sơ chứng từ mà các cán bộ phê duyệt hội sở phải đảm nhận là rất lớn, đồng thời việc lưu chuyển hồ sơ từ chi nhánh lên hội sở cũng rất mất thời gian.

- Techcombank chưa có được các sản phẩm riêng biệt cho phân khúc khách hàng DNV&N. Hiện nay Techcombank vẫn áp dụng các sản phẩm cho vay chung đối với tất cả các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn. Trong khi khả năng tài chính, đặc điểm loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ là không giống nhau, không thể áp dụng các điều kiện của doanh nghiệp lớn vào doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Về cán bộ tín dụng: Đội ngũ cán bộ tín dụng của Techcombank hầu hết đều còn rất trẻ nên mang đến sự năng động và tinh thần làm việc hăng say tuy nhiên vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong việc cấp tín dụng, chưa bám sát tình hình thực tế, còn có sự e ngại khi quan hệ tín dụng với DNV&N. Trình độ hiểu biết của các cán bộ tín dụng với các hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế, cũng như khả năng thẩm định của các cán bộ tín dụng chưa cao. Trong quá trình cho vay,

nhiều cán bộ tín dụng thiếu khả năng phán đoán và có cách nhìn toàn diện về hiệu quả thực tế, toàn diện của phương án vay vốn của doanh nghiệp đã nêu ra, nên chỉ xoay quanh các tài sản mang tính vật chất đảm bảo trực diện hoặc còn tin tưởng vào quan hệ thân quen, coi nhẹ quy trình tín dụng, giám sát không chặt chẽ, dễ dãi khi thẩm định cho vay.

- Trong quá trình thẩm định tín dụng, ngân hàng vẫn còn quá chú trọng vào vấn đề TSBĐ. Tuy nhiên, mức độ an toàn của khoản vay không nằm ở vấn đề TSBĐ. Một món vay có TSBĐ không hẳn đã an toàn và ngược lại. TSBĐ cho thấy ngân hàng thu hồi được gì nếu rủi ro xảy đến với món vay. DNV&N có vốn kinh doanh thấp, do đó có thể nói TSBĐ của các doanh nghiệp này có giá trị không cao, đặc biệt là không đáng kể với những dự án trung dài hạn. Mặt khác, nguồn trả nợ chủ yếu của doanh nghiệp là nguồn thu từ dự án, do đó quan trọng nhất là việc thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư chứ không nên quá đặt nặng vấn đề TSBĐ.

- Ngoài ra, bản thân DNV&N còn thiếu hiểu biết về các dịch vụ và thủ tục của ngân hàng. DNV&N thường ở thế bị động, chỉ tìm đến những phương thức cho vay truyền thống của ngân hàng mà chưa chủ động tìm hiểu tính ưu việt trong các loại sản phẩm mới. Bên cạnh đó, quá trình làm việc giữa ngân hàng với DNV&N còn nhiều bất cập, do doan h n gh iệp thiếu hiểu biết về thủ tục cho vay của ngân hàng. Mặt khác do doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm nên thường xuyên phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, gây mất thời gian, tốn kém chi phí cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.

- Các DNV&N chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của các cơ quan nhà nước về vấn đề hỗ trợ thông tin, chưa được đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, việc lập các báo cáo tài chính đúng theo chuẩn mực quốc gia, chế độ kiểm toán, đúng theo yêu cầu của ngân hàng chưa được các DNV&N quan tâm gây khó khăn trong việc quản lý, giám sát của ngân hàng. Với những thực trạng đó, các NHTM ngần ngại cho vay, còn các DNV&N thì không mạnh dạn để tiếp cận với ngân hàng

- Bên cạnh đó, Techcombank còn phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các NHTM khác. Đặc biệt các ngân hàng hiện nay đều nhận ra tầm quan trọng của hoạt động cho vay DNV&N và đang đổi mới chính sách tín dụng cho phù hợp, tích cực tiếp cận với nhóm khách hàng này. Thị trường cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng bị chia sẻ, dẫn đến thị phần của Ngân hàng có nguy cơ bị thu hẹp lại.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w