Quy trình cho vay của Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 35)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG

1.2.4 Quy trình cho vay của Ngân hàng thương mạ

Bất cứ một ngân hàng thương mại nào cũng phải có văn bản cụ thể về quy trình cho vay để giúp quá trình cho vay diễn ra một cách khoa học, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Cụ thể, quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng

Thông thường, khi khách hàng có nhu cầu về vốn, họ sẽ đến gặp nhân viên ngân hàng và ghi những thông tin cần thiết vào hồ sơ xin vay. Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ cho vay đầy đủ và đúng quy định theo mẫu của ngân hàng, bao gồm : đơn xin vay vốn, phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ, danh mục các tài sản cầm cố, thế chấp và giấy tờ liên quan; các giấy tờ chứng minh thu

nhập hoặc bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bước 2: Thẩm định tín dụng

Đây là bước quan trọng nhất của quy trình cho vay, thường bao gồm các nội dung sau:

- Thẩm định uy tín và mục đích vay của khách hàng: Cán bộ tín dụng phải đảm bảo khách hàng vay vốn có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, đủ tư cách pháp lý vay vốn ngân hàng. Khách hàng muốn xin vay vốn từ ngân hàng thì họ phải trả lời đầy đủ những câu hỏi của cán bộ tín dụng về lý do đi vay. Đối với khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng phải đến cơ sở sản xuất kinh doanh để đánh giá vị trí, hoạt động hay giá trị tài sản của khách hàng cũng như đặt những câu hỏi cần thiết để hiểu rõ hơn về khách hàng. Cán bộ tín dụng có thể gặp gỡ các chủ nợ khác của khách hàng để tham khảo kinh nghiệm của họ trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng đó. Thông qua đó, ngân hàng có thể biết được khách hàng có thực hiện đúng các hợp đồng tín dụng trước đây không, hay số dư tiền gửi có đáp ứng được quy định của ngân hàng không…

- Thẩm định tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng: bộ phận phân tích tín dụng của ngân hàng sẽ tiến hành phân tích các báo cáo tài chính một cách kỹ lưỡng nhằm xác định xem dòng tiền và các tài sản dự phòng của khách hàng có đủ hoàn trả món vay không.

Bước 3: Thẩm định tài sản đảm bảo

Cán bộ tín dụng cần kiểm tra quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các tài sản dùng làm vật đảm bảo của khách hàng. Khả năng chuyển tài sản thành tiền và sự ổn định về giá cả của tài sản cũng cần được xem xét kỹ lưỡng, để đảm bảo trong trường hợp cần thiết số vốn ngân hàng cho khách hàng vay có thể được thu hồi đầy đủ bằng tài sản đảm bảo. Do đó, định giá tài sản đảm bảo là một công đoạn rất quan trọng trong khâu thẩm định. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần xem xét khả năng bảo quản tài sản của người đi vay.

quát về tình hình của khách hàng như tên, mục đích vay, số tiền vay, phương án trả nợ, tài sản đảm bảo và đưa ra ý kiến cho vay hay không cho vay đối với khách hàng. Nếu cho vay thì cần ghi rõ số tiền, thời hạn, lãi suất, phương án trả nợ và các điều kiện kèm theo rồi trình lên trưởng phòng tín dụng xem xét. Nếu không cho vay thì cần ghi rõ lý do.

Bước 4: Xét duyệt và ký kết hợp đồng cho vay

Trong bước này, trưởng phòng tín dụng hoặc cấp phê duyệt sẽ xem xét lại và yêu cầu cán bộ tín dụng giải thích, bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu có sai sót. Sau đó báo cáo sẽ được trình lên hội đồng tín dụng xét duyệt, quyết định cho vay hay không cho vay. Sau khi hồ sơ vay vốn được chấp thuận, ngân hàng và khách hàng sẽ ký kết hợp đồng cho vay.

Bước 5: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng

Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng số tiền tương ứng với hợp đồng cho vay đã được ký kết. Trong quá trình giải ngân, ngân hàng sẽ kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích không, quá trình sản xuất kinh doanh có thay đổi bất lợi gì không, có dấu hiệu lừa đảo hay làm ăn thua lỗ không… Nếu các thông tin thu thập được phản ánh chiều hướng tốt cho thấy chất lượng khoản vay đang được đảm bảo, ngược lại thì chất lượng khoản vay đang bị đe dọa.

Bước 6: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới

Đây là bước cuối cùng của quy trình cho vay. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc trả nợ của khách hàng. Nếu đến kỳ trả nợ mà khách hàng không đảm bảo việc hoàn trả vốn cho ngân hàng thì ngân hàng cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra các quyết định nhanh chóng, đảm bảo thu hồi khoản cho vay.

Đối với các khoản nợ xấu nhưng xuất phát từ nguyên nhân khách quan, tạm thời và khách hàng vẫn còn có khả năng khắc phục trả được nợ cho ngân hàng trong tương lai thì ngân hàng có thể xem xét để gia hạn nợ, bổ sung các điều kiện như

giảm lãi hoặc cho vay thêm.

Trong trường hợp có dấu hiệu của lừa đảo, hoặc làm ăn yếu kếm không thể vãn hồi, ngân hàng cần áp dụng phương án thanh lý, sử dụng các biện pháp có thể được để thu hồi nợ bao gồm phong tỏa và rao bán các tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi…

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w