Áp dụng linh hoạt hình thức đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 95)

TECHCOMBANK

3.2.3 Áp dụng linh hoạt hình thức đảm bảo tiền vay

Tài sản đảm bảo luôn là vấn đề khó khăn đặt ra cho các DNV&N khi muốn tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Các DNV&N đôi khi có phương án sản xuất kinh doanh tốt nhưng không đáp ứng được điều kiện cần về tài sản thế chấp của hầu hết các ngân hàng nên không vay được vốn. Đây cũng là một hạn chế của các DNV&N so với các doanh nghiệp lớn hay các doanh nhiệp Nhà nước khi các doanh nghiệp này được ngân hàng cho phép vay với hinh thức tín chấp.

Tài sản đảm bảo là công cụ cần thiết để khuyến khích việc trả nợ cũng như để bảo đảm thu hồi vốn trong trường hợp không thanh toán được nợ. Tuy nhiên, ngân hàng hiện nay đang quá coi trọng tài sản đảm bảo, coi đây là thước đo quan trọng, bắt buộc trong quyết định cho vay mà bỏ quên một vấn đề trọng yếu khác đó là công tác thẩm định khoản vay, tính sinh lời của phương án sản xuất kinh doanh mới là yếu tố quan trọng trong việc xác định một khoản vay là tốt hay xấu. Các ngân hàng nên theo sát kế hoạch sử dụng vốn vay của khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kết hợp với tài sản đảm bảo và tài sản hình thành từ nguồn vốn vay để giải quyết nhu cầu vay vốn của khách hàng. Để khuyến khích các DNV&N phát triển và khắc phục vấn đề này không phải là dễ, nó đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngân hàng các cấp phải có tư duy kinh tế mới, áp dụng linh hoạt các điều kiện cho vay và mở rộng các hình thức đảm bảo tiền vay. Ngân hàng có thể linh hoạt trong các hình thức bảo đảm tiền vay như sử dụng các khoản phải thu để làm tài sản đảm bảo. Với cách áp dụng điều kiện vay vốn như thế sẽ giúp cho các DNV&N nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng đồng thời ngân hàng có cơ hội theo sát, giám sát mục đính sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp.

Quy định về bảo đảm tiền vay hiện nay quy định các loại tài sản dùng làm bảo đảm tương đối đa dạng thế nhưng việc áp dụng trong bảo đảm tiền vay tại Techcombank rất hạn chế. TSĐB tiền vay chỉ chủ yếu là các tài sản thông dụng và có độ an toàn cao như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, giá trị quyền sử dụng đất và tài sản sở hữu gắn liền với đất cùng một số dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, hàng hoá, ô tô, xe máy, thêm vào đó là chứng khoán. Các tài sản cầm cố là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, cán bộ tín dụng rất ngại nhận làm TSĐB vì khó đánh giá, khó quản lý. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn vay vốn của vì vốn tự có ban đầu của các doanh nghiệp nằm chủ yếu dưới dạng nhà xư ởng, máy móc thiết bị. Khi cần vay vốn của rất nhiều doanh nghiệp rất muốn sử dụng máy móc thiết bị của mình để cầm cố vay vốn nhưng không phải máy móc, thiết bị nào cũng được ngân hàng chấp nhận. Chính điều này đã hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng cũng như hạn chế khả năng vay vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w