PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
2.2.4 Quy trình cho vay tại Techcombank
Quy trình cho vay của Techcombank tuân thủ theo quy định chung của NHNN. Hiện tại tại Techcombank đang sử dụng quy trình cho vay chung cho các doanh nghiệp cụ thể gồm các bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng
Sau khi tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết về chính sách cho vay mà ngân hàng hiện đang áp dụng, tư vấn để khách hàng lựa chọn loại hình cho phù hợp, thương thảo sơ bộ các điều kiện vay mà ngân hàng có thể đáp ứng như lãi suất, thời hạn, hình thức bảo đảm, điều kiện ràng buộc…
Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thu thập thông tin từ phía khách hàng và kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp lệ, hợp pháp, tính chân thực, tính nhất quán của thông tin, tài liệu.
Bước 2: Thẩm định khách hàng
Sau khi đã có được các thông tin cần thiết từ phía khách hàng, cán bộ tín dụng cần thẩm định lại các thông tin cung cấp có chính xác hay không.
-Đầu tiên phải thẩm định tư cách pháp nhân, năng lực pháp luật, năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như năng lực pháp luật, năng lực hành vi của chủ doanh nghiệp.
-Thẩm định phương án kinh doanh, dự án đầu tư: thẩm định tính hợp lệ hợp pháp, tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh/dự án đầu tư; mục đích
cấp tín dụng, nguồn trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng; yếu tố rủi ro về môi trường xã hội nếu hồ sơ vay vốn nằm trong giới hạn yêu cầu thẩm định.
-Thẩm định TSBĐ kiểm tra hồ sơ TSBĐ, kiểm tra thực tế hiện trạng TSBĐ và trực tiếp định giá TSBĐ.
-Kiểm tra số dư tín dụng, giá trị đề xuất cấp tín dụng của khách hàng để đảm bảo việc cấp tín dụng cho khách hàng không vượt quá các giới hạn quy định của pháp luật và của Techcombank.
Sau khi hoàn thiện các công việc trên, cán bộ thẩm định phải lập báo cáo thẩm định trình các cấp lãnh đạo phê duyệt là giám đốc đơn vị hoặc giám đốc khách hàng DNV&N.
Bước 3: Tái thẩm định và phê duyệt tín dụng
Bước này do cán bộ thẩm định thuộc Trung tâm tín dụng doanh nghiệp – Khối Phê duyệt tín dụng thực hiện. Lúc này, các cán bộ thẩm định sẽ kiểm tra tính phù hợp của các thông tin được thể hiện trên báo cáo thẩm định so với hồ sơ cấp tín dụng và với các hồ sơ, tài liệu, thông tin thu thập được cũng như với các quy định của pháp luật và của TCB.
Ngoài ra, cán bộ thẩm định sẽ bổ sung, đánh giá một số nội dung khác chưa được cán bộ tín dụng trình bày trong báo cáo thẩm định: đánh giá các rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro mà đơn vị chưa đề cập đến hoặc đã đề cập đến trên báo cáo thẩm định nhưng chưa đầy đủ, chính xác; kiểm tra thêm việc tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng và các thông tin cảnh báo có liên quan đến khách hàng trên cơ sở dữ liệu lịch sử giao dịch tín dụng của khách hàng tại TCB; kiểm tra tính hợp lý của việc tính toán, đánh giá nhu cầu tín dụng của khách hàng cũng như đề xuất quy mô, cấu trúc cấp tín dụng của đơn vị trên cơ sở các chính sách của TCB hoặc các thông lệ phổ biến.
Cuối cùng, kết quả thẩm định sẽ được đưa cho cấp có thẩm quyền phê duyệt là: Chuyên gia gia phê duyệt tín dụng tại các Đơn vị/Khu vực/Vùng, Chuyên gia
phê duyệt tín dụng các cấp tại Khối Phê duyệt tín dụng, Hội đồng tín dụng cao cấp/miền thực hiện phê duyệt tín dụng. Sau đó, cán bộ tín dụng phải gửi thông báo tới khách hàng về việc có được phê duyệt hay không, nếu không thì nêu rõ nguyên nhân vì sao.
Bước 4: Giải ngân tiền vay cho khách hàng và kiểm soát sau vay
Việc giải ngân khoản tín dụng được thực hiện trong vòng tối đa 3 tháng (đối với khoản tín dụng ngắn hạn) hoặc 6 tháng (đối với khoản tín dụng trung dài hạn) tính từ ngày ký kết hợp đồng với KH, ngoại trừ các trường hợp nội dung phê duyệt tín dụng có quy định khác với quy định trên.
Các phương thức giải ngân thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư 09/2012/TT-NHNN và Quy định cho vay đối với khách hàng số 0016/2012/QĐ ngày 01/06/2012 và các văn bản sửa đổi, bổ sung liên quan.
Bước 5: Thu hồi nợ, lãi vay và xử lý điều chỉnh khoản vay nếu có phát sinh - Trước khi khoản nợ đến hạn, cán bộ tín dụng phải gửi thông báo đến khách hàng trước 5 ngày. Khi quá ngày đến hạn trả nợ (nợ gốc và nợ lãi) mà khách hàng không trả được hoặc trả không đủ, món vay sẽ bị chuyển nợ quá hạn. Đồng thời, cán bộ tín dụng gửi công văn thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn và nêu rõ các biện pháp tiếp theo của ngân hàng nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn.
- Sau khi món vay chuyển nợ quá hạn thì tùy từng tình huống cụ thể mà ngân hàng có thể có các giải pháp cụ thể. Nếu như đó là khó khăn tạm thời của doanh nghiệp, có thể được giải quyết bằng cách gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại nợ. Nếu như doanh nghiệp có dấu hiệu thua lỗ liên tiếp trong kinh doanh, có nguy cơ phá sản thì ngân hàng có thể xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ.
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay DNV&N tại Techcombank R M G Đ S M E / G Đ Đ V C án b ộ th ẩm đ ịn h C A D C P G D /H Đ T D P h òn g D V K H D N C C A /đ ơn v ị C C A /Đ ơn v ị/ P hò n g T T & T T T M N K Bắt đầu Kết thúc 4. Tái thẩm định (nếu có) 5. Phê duyệt 6. Thông báo tín dụng và hoàn thiện hồ sơ