Theo tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 30)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG

1.2.2.3 Theo tài sản đảm bảo

Trong nhiều trường hợp khách hàng phải đáp ứng yêu cầu của ngân hàng là phải có có tài sản đảm bảo thì mới được vay vốn. Lý do là khách hàng luôn phải đối đầu với những rủi ro trong kinh doanh và có thể mất khả năng trả nợ. Những biến cố không mong đợi có thể gây cho ngân hàng những tổn thất lớn. Do đó , trừ những khách hàng có uy tín cao, nhiều khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi vay vốn của ngân hàng. Tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn thứ nhất là thu nhập từ hoạt động kinh doanh không đảm bảo trả nợ . Theo đó, cho vay cũng được phân làm hai loại sau:

Cho vay có tài sản đảm bảo : Đây là hình thức cho vay có đảm bảo đối với tài sản có thể được đảm bảo theo hình thức thế chấp hoặc cầm cố. Các tài sản đảm bảo thường là giấy tờ có giá, hàng hóa trong kho, nhà cửa , thiết bị.... Ngân hàng chỉ chấp nhận những tài sản hợp pháp, có khả năng bán được làm đảm bảo.

Cho vay có tài sản đảm bảo theo hình thức thế chấp là hình thức theo đó người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tớ chứng nhận sở hữu của các tài sản đảm bảo sang ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết song vẫn được quyền sử dụng tài sản với cam kết giữ nguyên hiện trạng. Đảm bảo bằng thế chấp thuận lợi cho người đi vay có thể sử dụng tài sản đảm bảo để thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nó có thể gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý và kiểm soát tài sản đảm bảo vì quá trình sử dụng sẽ làm biến dạng tài sản hoặc khách hàng có thể lợi dụng phân tán, làm giảm giá trị tài sản, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Cho vay có tài sản đảm bảo theo hình thức cầm cố là hình thức cho vay theo đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết ( thường gọi là thời gian tài trợ) . Ngân hàng quản lý toàn bộ tài sản đó, mọi chi phí liên quan đến việc quản lý do người vay chịu. Các tài sản cầm cố thường gọn nhẹ, dễ quản lý, ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên. Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nằm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của người nhận tài trợ. Khi tài trợ dựa trên đảm bảo bằng cầm cố, ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của vật cầm cố, vật cầm cố, sau đó ngân hàng cùng với khách hàng định giá vật cầm cố, kì hợp đồng cầm cố quy định quyền và nghĩa vụ liên quan đến vật cầm cố.

Cho vay không có tài sản đảm bảo: là hình thức đảm bảo đối nhân bao gồm cho vay tín cấp và cho vay có bảo lãnh.

Cho vay theo tín chấp: là hoạt động cho vay trong đó ngân hàng không yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo mà chỉ dựa trên uy tín của khách hàng. Trong trường hợp này, khách hàng phải là khách hàng truyền thống của ngân hàng, có uy

tín lớn và tiềm lực tài chính mạnh.

Cho vay có bảo lãnh: Trong hình thức cho vay này có sự xuất hiện của người thứ ba cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiên được. Đối với người bảo lãnh có uy tín như: Nhà nước , các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn..., ngân hàng chấp nhận bảo lãnh không cần có tài sản đảm bảo. Trường hợp còn lại, khi cho vay ngân hàng yêu cầu phải có tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w