PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 104)

- Thứ năm: Bán các khoản nợ xấu

PHẦN KẾT LUẬN

Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nháp kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đã và đang chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai thực hiện. Đề tài luận văn “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Hà Nội Công thương Việt Nam” được chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách đối với hệ thống các NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội nói riêng.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiến, về cơ bản luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:

1- Luận văn đã khái quát được cơ sở lý thuyết cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng và công tác quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng: Lý luận chung về rủi ro tín dụng ngân hàng cũng như nguyên nhân phát sinh và biện pháp quản lý rủi ro tín dụng trong quá trình hoạt động của Ngân Hàng.

2- Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng SHB Hà Nội trong giai đoạn từ 2008 đến năm 2010, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác quản lý rủi ro rín dụng tại ngân hàng SHB Hà Nội qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng SHB Hà Nội.

3- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng SHB Hà Nội, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có

tính khả thi nhằm xử lý có hiệu quả hơn rủi ro tín dụng của ngân hàng SHB Hà Nội trong thời gian tới. Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN, các bộ ban ngành liên quan…

Đây là một đề tài rộng, có tính phức tạp, quy mô đối tượng nghiên cứu có mối quan hệ bộ phận – tổng thể trong việc quản lý rủi ro tín dụng, nên những đánh giá, phân tích, những giải pháp, kiến nghị không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả luận văn kính mong nhận được sự tham gia đóng gọp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đọc để luận văn có điều kiện hoàn thiện thêm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 104)