0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 97 -97 )

- Thứ năm: Bán các khoản nợ xấu

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ

Chính phủ cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo tài kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Thực tế hiện nay cho thấy. Lượng của rất nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo, từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp thông tin tài chính cho các ngân hàng

thương mại để được vay vốn là những có số ảo, tiềm ẩn rủi ro tín dụng.

Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước cũng như có các quy định cụ thể trong việc xử lý nợ vay ngân hàng của các DNNN thực hiện sắp xếp lại.

Việc thực hiện đổi mới, sắp xếp lại DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và của Nhà nước, nhằm đổi mới hoạt động của các DNNN, chuyển hình thức pháp lý của doanh nghiệp nhằm hoạt động có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Thực tế cho thấy, một bộ phận khá lớn các DNNN sau khi thực hiện cổ phần hóa đã có những chuyển biến rất tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng đầy đủ, theo đúng cam kết khi nhận nợ và khi vay vốn đã ký. Trong quá trình chuyển đổi các DNNN, vấn đề xử lý tài chính cho các đơn vị này được đặt lên hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để xác định DNNN có đủ điều kiện để được chuyển đổi hay không. Việc xử lý tài chính của doanh nghiệp sẽ góp phần vào giải quyết các khoản nợ tồn động của khu vực ngân hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một bộ phận các DNNN lợi dụng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng khi thực hiện cổ phần hóa, thậm chí là xù nợ. Vì vậy, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định về thực hiện đổi mới, sắp xếp lại các DNNN, theo đó phải quy định rõ ràng các DNNN sau khi thực hiện chuyển đổi phải có nghĩa vụ kế thừa, tiếp nhận lại toàn bộ các khoản nợ vay chưa trả của DNNN trước chuyển đổi tại các TCTD và phải thực hiện trả nợ theo các cam kết đã ký.

Cải cách ngân hàng phải gắn với cải cách kinh tế toàn diện, mà trước hết là đẩy nhanh lộ trình sắp xếp lại, đổi mới, nâng cao, hiệu quả DNNN. Bởi vì hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM chính là bức tranh phản chiếu tình

hình hoạt động của doanh nghiệp, các NHTM sẽ không thể lành mạnh hóa tình hình tài chính nếu các doanh nghiệp- khách hàng và người bạn đồng hành của họ làm ăn thua lỗ triền miên.

Chính phủ cần ban hành một Nghị định quy định quyền hạn và trách nhiệm của NHTM trong việc cơ cấu lại DNNN theo hướng:

Thứ nhất, NHTM với tư cách là chủ nợ phải được tham gia, có ý kieens đối với Đề án sắp xếp lại DNNN ( bao gồm cơ cấu lại hoạt động và cơ cấu lại tài chính) trước khi các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ hai, trong quá trình tham gia xây dựng đề án sắp xếp lại DNNN nếu xét thấy DNNN không đủ điều kiện để có thể tồn tại được, NHTM chủ động đề nghị cho phán sản, giải thể chuyển đổi sở hữu.

Thứ ba, NHTM có thể được quyền cử người tham gia quản trị điều hành doanh nghiệp nếu thấy cần thiết. Như vậy, Chính phủ cần có quy định cụ thể cho phép NHTM được tham gia số vốn vào doanh nghiệp như hiện nay, có thể như thế ngân hàng mới có đủ cơ sở để tiến hành cải tổ lại hoạt động của doanh nghiệp.

Chính phủ cần chỉ đạo thường xuyên và giao trách nhiệm cụ thể đối với các Bộ, Nghành, địa phương trong việc hỗ trợ, phối hợp với ngân hàng để xử lý các khoản nợ xấu. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng có thể tiến hành nhanh chóng các giải pháp xử lý nợ và hạn chế phát sinh những chi phí trong quá trình thu nợ.

Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đối với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cũng như quy định giao dịch đảm bảo, đăng ký giao dịch đảm bảo, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh… vốn là những vấn đề liên quan đến bộ, ngành khác nhau có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành liên quan, cùng với

NHNN để thống nhất chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp đề giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.

3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan.

* Đối với bộ tài chính:

Cần có hướng dẫn việc không tính thuế sử dụng đất hàng năm đối với đất là tài sản đảm bảo nợ vay được giao cho ngân hàng để xử lý thu hồi nợ. Do hiện nay, cơ quan thuế vẫn yêu cầu khách hàng nộp thuế sử dụng đất trong thời gian đất( là tài sản đảm bảo nợ vay) được giao cho ngân hàng để xử lý nhằm thu hồi nợ, thậm chí cả tiền thuế sử dụng đất mà chủ sử dụng đất cũ chưa nộp. Đây là điều bất hợp lý vì tính từ thời điểm giao đến khi ngân hàng xử lý thu hồi được nợ thì ngân hàng không sử dụng đất này. Đối với số tiền thuế sử dụng đất mà người sử dụng đất chưa nộp Bộ Tài Chính cũng cần có hướng dẫn miến, giảm vì chủ sử dụng đất cũ không còn tư cách pháp nhân, giải thể, phá sản, chết… Việc làm này sẽ giúp cho ngân hàng không phải chịu những chi phí không đáng có, tạo thêm năng lực tài chính cho việc sử lý nợ.

Có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn để các ngân hàng tăng cường khả năng trích lập dự phòng rủi ro, tạo điều kiện để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi.

Trình Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng. Đông thời, cấp bổ sung vốn điều lệ đối với các DNNN đặc thù để các doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh, tăng thu nhập để trả nợ vay ngân hàng.

Sớm ban hành các quy định về cơ chế xử lý tài chinh, hỗ trợ tài chính đối với các ngân hàng khi thực hiện các giải pháp xử lý nợ theo chỉ định của chính phủ, xử lý nợ bằng biện pháp bán nợ.

Đối với Tổng cục địa chính, Bộ tài nguyên môi trường:

hữu, quyền sử dụng đối với đất và những tài sản liên quan tới đất để tạo cơ chế, thủ tục thuận lợi cho các ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Đối với những tài sản là quyền sử dụng đất mà tại liệu gốc có từ những năm trước chỉ là các quyết định giao đất và đến nay chưa hệ hoàn thiện được thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có cơ chế cụ thể ngân hàng có được cơ sở pháp lý để tiến hành mua bán tài sản có trên thị trường, cải tạo cho thuê hoặc xử lý như các tài sản có đầy đủ bộ hồ sơ pháp lý theo quy định…

Đối với các cơ quan thực thi pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, chính quyền địa phương các cấp, cơ quan thi hành án các cấp.

Cần phối hợp và hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý, giải quyết các khoản nợ. Trong nhiều trường hợp cần thiết cần sử dụng những biện pháp cứng rắn như buộc con nợ phải giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng, kiên quyết khởi kiện và tiến hành xử lý nhanh chóng, kịp thời hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý cho những tài sản không đủ hồ sơ pháp lý cần thiết để giao cho ngân hàng xử lý theo các hướng thích hợp. Đối với những con nợ không còn khả năng hoạt động cần kiên quyết thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản đề giải phóng tài sản, giao cho ngân hàng. Đồng thời, với các bản bán có hiệu lực, cơ quan thi hành án cần nhanh chóng được áp dụng, các biện pháp thi hành án để ngân hàng có thể nhanh chóng thu hồi nợ.

Chính quyền các cấp cùng các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp có nợ xấu, cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc đôn đốc con nợ thuộc nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 97 -97 )

×