Hoàn thiện bộ máy cấp tíndụng và quy trình cấp tíndụng * Về cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 78)

- Hai là: Những hạn chế mang tình hệ thống của ngân hàng TMCP SHB trong công tác tín dụng và quản lý RRTD:

SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.2.1. Hoàn thiện bộ máy cấp tíndụng và quy trình cấp tíndụng * Về cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng:

* Về cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng:

Bộ máy cấp tín dụng là công cụ chủ yếu thực thi chính sách tín dụng từng thời kỳ. Công hiệu của hệ thống quản lý RRTD phần lớn được thể hiện qua hệ thống bộ máy cấp tín dụng, với tư cách là bộ phận tương hỗ không tách rời. Để nâng cao chất lượng tín dụng, qua đó tăng khả năng quản lý RRTD, cần tăng cường khả năng phản biện tín dụng bằng một bộ phận thẩm định tín dụng độc lập, nâng cao tính hiệu quả trong công tác kiểm tra kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ, xây dựng một bộ phận quản lý RRTD, bộ phận kiểm tra nội bộ độc lập có đủ thẩm quyền và tách biệt về lợi ích với các bộ phận khác. Đồng thời bộ máy tổ chức mới này phải đảm bảo giảm thủ tục hành chính, tời gian xử lý hồ sơ, không làm ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách hàng, không làm mất nhiều thời gian cho quá trình cấp tín dụng. Trên cơ sở nghiên cứu về phương thức cấp tín dụng tại cấp độ chi nhánh với những

đặc điểm quy mô tính chất riêng, tôi xin đề xuất một số giải pháp về xây dựng bộ máy cấp tín dụng tại SHB Hà Nội như sau:

Thứ nhất: Tăng cường thực hiện đầy đủ chức năng vốn có của phòng Tái thẩm định tại chi nhánh. Giải pháp này xuất phát từ những hạn chế trong tác nghiệp của phòng tái thẩm định trong thời gian qua, mà ở đó tồn tại hai vấn đề: Vấn đề về nguồn nhân lực và vấn đề về quyền lợi thụ hưởng. Trên thực tế, chất lượng và số lượng nguồn nhân lực của phòng tái thẩn định tại SHB Hà Nội thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu thẩm định hồ sơ tín dụng về cả chất lượng lẫn tiến độ, từ đó làm tăng nguy cơ RRTD. Do đó, cần tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng cho phòng tái thẩm định. Mặt khác, thực tế trong quy mô của chi nhánh Hà Nội, chức năng tái thẩm định của phòng tái thẩm định đã bị ảnh hưởng tiêu cực, hoặc bị giới hạn đối với những hồ sơ tín dụng có trị giá lớn, cần chuyển lên phòng quản lý RRTD trên hội sở ngân hàng TMCP SHB. Việc siết chặt kiểm soát chất lượng thẩm định của phòng tái thẩm định sẽ tăng khả năng sàng lọc rủi ro khi hồ sơ được chuyển lên hội sở, cũng qua đó một phần nâng cao ý thức của cán bộ tín dụng trong công tác lập tờ trình tín dụng tại cấp độ chi nhánh.

Thứ hai: Tại chi nhánh, hoàn thiện việc tổ chức bộ phận cấp tín dụng thành phòng quan hệ khách hàng và phòng hỗ trợ tín dụng. Chức năng của phòng quan hệ khách hàng là tiếp nhận và thẩm định các đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, phòng hỗ trợ tín dụng thực hiện các tác nghiệp trên hệ thống, lưu giữ hồ sơ, kiểm tra tính tuân thủ trong thực hiện các quyết định của cấp có thẩm quyền (kiểm tra giải ngân, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ quan hệ khách hàng, nhắc nhở thu nợ….) và xử lý nợ xấu theo chỉ định của giám đốc chi nhánh. Như vậy, vẫn đảm bảo sự kiểm tra giám sát song song khi thực hiện cho vay, vừa đảm bảo các quyết định tín dụng được nhanh chóng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng.

Thứ ba: Về vấn đề thẩm quyền phán quyết của giám đốc các phòng giao dịch. Việc phân cấp phân quyền là một yêu cầu tất yếu trong công tác quản lý, và thực sự là một ngệ thuật. Bởi nếu có sự bất hợp lý trong phân cấp, phân quyền thì hoặc là dẫn tới sự thụ động, ỷ lại, hoặc là sự quá trớn, không kiểm soát được. Đồng thời cơ chế này cũng phải phù hợp với sự điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quy trình tín dụng theo hướng hiện đại đang được triển khai, đảm bảo điều kiện tăng trưởng cho chi nhánh có môi trường thuận lợi cho phát triển, kiểm soát với những nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thẩm quyền phán quyết nên được thực hiện theo hướng: Sử dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm đã được triển khai để phân loại, xác định năng lực lãnh đạo của giám đốc các phòng giao dịch, và căn cứ vào chất lượng khách hàng, môi trường khu vực kinh doanh và khả năng phát triển của phòng giao dịch để xác định thẩm quyền phán quyết.

* Về quy trình tín dụng:

Quy trình tín dụng tại SHB Hà Nội tuân theo quy trình tín dụng của Hội sở ngân hàng TMCP SHB ban hành, có sự đóng góp ý kiến của SHB Hà Nội, do đó, việc ưu việt hóa quy trình tín dụng tại SHB Hà Nội cần được hoàn thiện theo hướng tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng đã được ban hành của hội sở ngân hàng TMCP SHB, ngoài ra trong quá trình tác nghiệp, cán bộ nhân vieenc SHB Hà Nội cần không ngừng nghiên cứu tìm tòi sáng tạo, có những ý kiến đóng góp quý báu nhằm hợp lý hơn nữa quy trình tín dụng hiện hành. Tại cấp độ chi nhánh, do đặc thù quy mô phòng ban hiện tại còn nhở, chức năng cán bộ tín dụng còn phụ trách kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, đặc biệt là những cán bộ tín dụng làm việc tại các PGD trực thuộc, do đó quy trình tín dụng áp dụng cần có sự linh hoạt nhất định cho phù hợp với thời gian công tác và khối lượng công việc. Quy trình tín dụng nên thực hiện theo hướng:

- Dựa trên yếu tố đặc thù của khách hàng, thống nhất quy trình tín dụng cho các doanh nghiệp (không phân biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp lớn khác) và xây dựng quy trình tín dụng đối với tư nhân, cá thể. Sự tách biệt hai nhóm khách hàng này là hợp lý, bởi những yếu tố đảm bảo sự phù hợp của quy trình tín dụng, đồng thời không làm phức tạp hóa quy trình cấp tín dụng.

- Trong quy trình cấp tín dụng áp dụng đối với các doanh nghiệp, phòng Quan hệ khách hàng sẽ là bộ phận thẩm định và cho ý kiến đề xuất về khoản tín dụng để trình cấp thẩm quyền tại chi nhánh phê duyệt. Để giảm thiểu thủ tục và thời gian, quy định về xác định giới hạn tín dụng sẽ được áp dụng đối với những doanh nghiệp có giới hạn tín dụng lớn (được quy định trong từng thời kỳ) và phòng Quản lý rủi ro tín dụng khu vực sẽ là nơi thực hiện xác định giới hạn tín dụng của khách hàng này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w