Hai là: Xây dựng chính sách tín dụng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 26)

Chính sách tín dụng của ngân hàng phải thực hiện ba mục tiêu cơ bản: Lợi nhuận, an toàn và lành mạnh. Một chính sách tín dụng hợp lý phải được xây dựng dưa trên những căn cứ sau:

- Nguồn vốn của ngân hàng, bao gồm cả vốn huy động, và vốn chủ sở hữu. Dựa vào quy mô nguồn vốn, ngân hàng có thể lựa chọn kỳ hạn đầu tư , loại hình cho vay phù hợp.

- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, điều này ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của thị trường. Do đó ngân hàng cần phải có sự phù hợp thống nhẩt đối với các điểu chỉnh vĩ mô của Chính phủ.

- Thị trường mục tiêu của ngân hàng, nguồn lực vật chất và trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên là nhân tố tác động đến khả năng hoạt động của ngân hàng trên những khu vực thị trường nhất định. Chính những nhân tố này sẽ phát huy lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường

- Căn cứ vào những phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Đây là những phân tích mang tính chất kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và ngoài nước, điển hình lã những phân tích dự báo về tình hình tài chính tiền tề như lãi suất, lạm phát, ngoại tệ…

1.3.3.2.2. Nhóm công cụ vận hành hệ thống quản lý RRTD:

- Một là: Thiết lập hệ thống các bộ phận chuyên biệt trong quản lý RRTD, với nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cần thiết trong công tác nghiên cứu nhận biết, đánh giá định lượng và kiểm soát RRTD. Các bộ phận trên có thể là các phòng ban chuyên biệt có chức năng quản lý RRTD như phòng quản lý RRTD, phòng chính sách và phát triển sản phẩm, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ… hoặc là một phần hoạt động có chức năng quản lý RRTD như bộ phận tái thẩm định tín dụng… Việc thiết lập các phòng ban với quy mô, cấp độ là phụ thuộc vào từng NHTM trong từng giai đoạn phát triển. Điều này phụ thuộc vào quan điểm của NHTM đó, và những tính toán về cân đối chi phí trong việc phát triển hệ thống quản lý RRTD và chi phí cơ hội phải bỏ ra để vận hành nó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 26)