Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tín ứng dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 83)

- Hai là: Những hạn chế mang tình hệ thống của ngân hàng TMCP SHB trong công tác tín dụng và quản lý RRTD:

3.2.3.Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tín ứng dụng

SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.2.3.Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tín ứng dụng

Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có những thông tín hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu cấp thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh ngân hàng la rất cần thiết. Mặc dù trong những năm gần đây, trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN và Trung tâm thông tin tín dụng của hệ thống ngân hàng SHB đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn cũng như xây dựng

đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sỏ phân tích tín dụng, nhưng khả năng đáp ứng các yêu cầu này còn hạn chế, khả năng sử dụng thông tin này cho thẩm định tín dụng chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu của phòng ngừa rủi ro. Do đó cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:

Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ các dữ liệu về khách hàng mà các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

Dựa trên các thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, Trung tâm thông tin tín dụng SHB Hội sở nói chung và SHB Hà Nội nói riêng cần tổng hợp và đưa ra các dành giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với hệ thống dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập.

SHB Hà Nội cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới thông qua SHB Hội sở để có khả năng khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác nước ngoài của cac doanh nghiệp , đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Cập nhật và bổ sung thường xuyên sổ tay tín dụng: Sổ tay tín dụng là những văn bản hướng dẫn cho cán bộ những vấn đề cơ bản trong tác nghiệp. Bởi đặc thù của hoạt động tín dụng là dựa vào các quy định của pháp luật, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng, do đó nó luôn luôn biến động và cần cập nhật kịp thời. Tháng 10/2008, SHB Hà Nội đã ban hành sổ tay tín dụng nâng

cao hiểu biết nghiệp vụ của cán bộ tín dụng chính sách tín dụng thực hiện theo cơ chế thương mại và thị trường, lựa chọn cấp tín dụng trên cơ sở kết quả xếp hạng khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế. Tháng 8/2009 đã ban hàng một hệ thống các văn bản cơ chế nghiệp vụ tín dụng, bao gồm đầy đủ cac quy định cụ thể hóa các điều kiện lựa chọn khách hàng, quy trình cho vay. Từ đó tới nay, mặc dù đã nhiều lần thay đổi về quy trình tín dụng, văn bản pháp lý, sự gia tăng và phát triển của các sản phẩm tín dụng mới nhưng vẫn chưa có sự cập nhật và bổ sung kịp thời. Điều này đã làm hạn chế khả năng hệ thống và nắm bắt các nghiệp vụ mới trong nghiệp vụ tín dụng của cán bộ. Do đó cần thực hiện rà soát, tái bản có điều chỉnh sổ tay tín dụng, có thể hai năm một lần để cập nhật các văn bản pháp lý, các quy định, quy trình, biểu mẫu mới, đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 83)