ngân và sau khi cho vay.
RRTD có thể phát sinh bắt nguồn từ những sai sót trong quá trình giải ngân cho vay và chất lượng thấp của công tác kiểm tra kiểm soát sau cho vay. Với chất lượng nhân sự hiện tại còn chưa đồng đều, số lượng nhân sự đang quá tải và cần bổ sung, thì nguy cơ RRTD phát sinh tại SHB Hà Nội là tương
đối cao.
Những RRTD xuât hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân phương án kinh doanh của khách hàng kém hiệu quả, chất lượng thông tin khách hàng cung cấp không đảm bảo hay do khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích, mà còn do từ phía ngân hàng, việc kiểm soát dòng tiền khách hàng sử dụng là chưa hiệu quả, trong và sau khi khách hàng kết thúc phương án vay vốn, dẫn tới việc chậm chễ trong thu hồi vốn hoặc khách hàng không sử dụng nguồn vốn này vào các mục đích như cam kết. Để nâng cao khả năng phòng ngừa các RRTD có khả năng phát sinh, trong giai đoạn này SHB Hà Nội cần thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ hơn nữa quá trình giải ngân và kiểm soát sau cho vay, cụ thể là:
•Một là: Nên sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng là cơ sở cho việc xác định việc kiểm tra sau cho vay, theo tháng, theo quý hay sáu tháng một lần. Cụ thể trong đó, những khách hàng có hạng xếp tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra định kỳ sau cho vay dài hơn những khách hàng có điểm số xếp hạng tín dụng thấp… Riêng đối với nhóm khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu, cần phân loại riêng và tùy mức độ, cần có chế độ kiểm tra sau vay đặc biệt với mật độ dày hơn, bí mật hơn và có tính chất đột xuất để theo sát tình hình khách hàng, qua đó liên tục cập nhật thông tin, nhận định , phân tích đánh giá mức độ rủi ro và đưa ra giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.
•Hai là: Trong việc kiểm tra sử dụng vốn: Cần nâng cao hơn nữa chất lương công tác kiểm tra sử dụng vốn. Trên thực tế, xuất phát từ việc cán cán bộ kiểm tra kiểm soát sau và trực tiếp là các cán bộ tín dụng quản lý khách hàng do ý thức hoặc khối lượng công việc quá nhiều, đã lơ là không coi trọng công tác kiểm tra sau cho vay. Các trường hợp như không tới trực tiếp địa chỉ của khách hàng kiểm tra, không kiểm tra đầy đủ các nội dung cần thiết…. là
khá phổ biến tại SHB Hà Nội thời gian qua. Do đó chất lượng công tác kiểm tra sau cho vay không cao, từ đó không đủ cơ sở để nhận biết dánh giá RRTD sau giai đoạn giải ngân. Việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra sau cho vay đầu tiên và trước hết là việc nâng cao ý thức làm việc của các cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, SHB Hà Nội cần bổ sung lực lượng nhân sự mới nhằm san sẻ khối lượng công việc hiện đang quá tải đối với số lượng nhân sự hiện tại. Thêm vào đó, SHB Hà Nội cần lập tổ chuyên trách kiểm tra sau là 04 người thay vì 02 người và còn kiêm nhiệm như hiện tại trong công tác kiểm tra sau cho vay. Chức năng hoạt động của bộ phận kiểm tra kiểm soát sau vay trực thuộc phòng tái thẩm định SHB chi nhánh Hà Nội hiện tại là kiêm nhiệm, vừa có chức năng kiểm tra sau vay đối với toàn bộ các khách hàng trên toàn chi nhánh, vừa có chức năng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tác nghiệp của các cán bộ tín dụng SHB Hà Nội. Do đó, việc bổ sung nhân sự trong thời điểm hiện tại và định hướng cho giai đoạn 2011- 2015 là việc làm cần thiết và tăng hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát sau cho vay.
•Ba là: Đối với các khách hàng là doanh nghiệp và các khách hàng là cá nhân có mở tài khoản kinh doanh hoặc trả lương qua SHB Hà Nội,. SHB Hà Nội cần theo dõi chặt chẽ hơn nữa nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay (các khoản vay để xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, , bộ chứng từ hàng xuất và thời hạn thanh toán; Các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận công nợ của chủ đầu tư và cam kết chuyển toàn bộ doanh thu đó về tài khoản của khách hàng tại SHB Hà Nội; với kinh doanh thương mại cần kiểm tra thường xuyên hàng tồn kho, tiến độ thanh toán, các nguồn thu từ bán buôn, bán lẻ đều cần có những quy định cụ thể về việc chuyển doanh thu về tài khoản tại SHB Hà Nội. Đây là điều khoản có tính chất vô cùng quan trọng trong hoạt động chung của SHB, tại đó, liên đới tới nhiều điều khoản
khác trong quan hệ tín dụng và các quan hệ khác như thanh toán quốc tế, bỏ lãnh…. Xuất phát từ việc khách hàng doanh nghiệp có quan hệ đa dạng với ngân hàng, gồm tín dụng, bỏa lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế…, thì tổng lợi ích quan hệ là mục tiêu cao nhất đối với cả ngân hàng và khách hàng. Trong khi lượng doanh thu chuyển về tài khoản ngân hàng cũng là nguồn tiền gửi không kỳ hạn để các NHTM kinh doanh, đó cũng là cơ sở để hai bên quyết định độ lớn, độ ưu đãi khác về phí thanh toán, lãi suất cho vay… Qua đó liên quan tới vấn đề quản lý RRTD về vấn đề lãi suất vay. Hiện nay vấn đề trên đang là vấn đề nổi bật trong việc quan hệ đối với các khách hàng doanh nghiệp lớn có ưu thế về vốn. Thông thường các NHTM chọn giải pháp chấp nhận RRTD để đánh đổi lấy lợi ích chung của ngân hàng.
3.2.5. Các biện pháp hạn chế, bù đắp khi rủi ro xảy ra
Trong việc đối phó với rủi ro phát sinh, hành động của mọi chủ thể trong mọi trường hợp đều nhằm hạn chế tác hại và bù đắp thiệt hại cho hoạt động bị rủi ro và các hoạt động liên đới. RRTD phát sinh trực tiếp là nợ quá hạn, nợ xấu, tỏng đó nợ xấu là đối tượng được quan niệm chủ yếu. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý RRTD, việc có những biện pháp hạn chế, bù đắp hợp lý, nhanh chóng dứt điểm phải là tiêu chí hàng đầu trong việc đối phó với nợ xấu. Để làm được công việc đó, SHB Hà Nội cần thực hiện các hành động sau: