Thứ hai: Ngày càng hoàn thiện quy trình quản lý RRTD Trong các năm qua, SHB Hà Nội không ngừng nghiên cứu quy trình quản lý RRTD trên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 62)

năm qua, SHB Hà Nội không ngừng nghiên cứu quy trình quản lý RRTD trên cơ sở thẩm quyền, nguồn nhân vật lực và đặc điểm hoạt động cụ thể của chi nhánh mình, qua đó đã có những sáng tạo hợp lý trong việc nâng cao hiệu quả quản lý RRTD tại nội bộ chi nhánh. Tiêu biểu là việc thường xuyên tiến hành

kiểm tra chéo giữa các đơn vị tín dụng cho nhau và hoạt động của Hiệp hội tín dụng. Cụ thể, các phòng giao dịch tiến hành kiểm tra chéo các hồ sơ tín dụng của nhau, đối chiếu với các quy định, quy chế cho vay và tiêu chí đánh giá khách hàng…. Mà lực lượng thực hiện bao gồm các trưởng phó các phòng giao dich (nay là giám đốc phòng giao dích), các cán bộ tín dụng tại các phòng. Hoạt động trên là sự sáng tạo riêng có, không những đóng góp cho công tác đánh giá, hạn chế RRTD, kiểm soát nội bộ, mà còn có khả năng tiết kiệm chi phí hoạt động và nâng cao chuyên môn, kinh nghiệm cho các cán bộ tín dụng trong quá trình xem xét hồ sơ tín dụng của cán bộ khác.

- Thứ ba: Những đóng góp cho hội sở ngân hàng SHB trong việc nghiên cứu quy trình cho vay,sản phẩm cho vay và quản lý RRTD. Trong quá trình tuân thủ quy tình quy chế cho vay của Hội sở ngân hàng SHB, SHB Hà Nội đã không ngừng nghiên cứu đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng cao, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng SHB, mà hạt nhân trong đó là hệ thống quản lý RRTD.

Nhìn một cách tổng quát, có thể nhận thấy rằng hệ thống quản lý RRTD của ngân hàng TMCP SHB – CN Hà Nội trong những năm qua đã có những đóng góp to lớn, cụ thể, thiết thực nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh, đáp ứng được kỳ vọng của ngân hàng đặt ra. Cùng với sự phát triển chung của SHB Hà Nội, hệ thống quản lý RRTD cũng đã và đang có những bước phát triển ngày càng hoàn thiện hơn, hiệu quả cao hơn cả về mặt chất và lượng. Tuy nhiên, hệ thống quản lý RRTD của chi nhánh cũng đang còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình.

2.3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại:

Mặc dù đã có những kết quả đáng khích lệ nhưng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại SHB vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thể hiện qua các nội dung sau:

- Thứ nhất: Về việc tuân thủ quy trình tín dụng. Ở cấp độ chi nhánh, hoạt động tín dụng tại SHB Hà Nội có tính linh hoạt cao, song cũng tồn tại nhiều rủi ro. Trong đó, mặc dù phòng tái thẩm định có thẩm quyền đưa ra các ý kiến độc lập trong việc cấp tín dụng và đê xuất lên giám đốc chi nhánh song song với ý kiến của các phòng giao dịch, nhưng vẫn thuộc sự điều hành quản lý của Ban giám đốc, chịu sự điều hành và hưởng lợi ích từ các hoạt động của chi nhánh, do đó không thể đảm bảo hoàn toàn tính khách quan trong ý kiến của mình. Trên thực tế do tính cạnh tranh ngày càng cao về tốc độ xử lý hồ sơ tín dụng giữa các ngân hàng hiện nay, công tác thẩm định tín dụng tại cấp độ chi nhánh thông thường bị giới hạn nhiều về mặt thời gian trong tương quan với mục tiêu phát triển và nguồn nhân lực hiện có, do đó quy trình tín dụng không được tuân thủ theo chuẩn mực, không phát huy hết chức năng phát hiện, đánh giá sàng lọc RRTD.

- Thứ hai: Về vấn đề phân cấp, xác định giới hạn tín dụng. Vấn đề xác định giới hạn tín dụng phụ thuộc vào độ chuẩn xác của công tác chấm điểm khách hàng, xếp hạng tín dụng. Tại SHB Hà Nội, việc xác định giới hạn tín dụng còn nhiều hạn chế, thông tin về giới hạn tín dụng thường có chất lượng thấp và không được quan tâm thích đáng, các phân tích so sánh áp dụng hiện tại là cũ, không cập nhật kịp thời các that đổi của thị trường và xu hướng khách hàng. Bên cạnh đó, việc xác định giới hạn tín dụng còn phụ thuộc vào chất lượng thẩm định tín dụng của cán bộ tín dụng, trong đó đặc biệt là việc phân ngành hoạt động và mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Chẳng hạn đối với khách hàng cá nhân vay vốn mua ô tô, việc xác định chính xác mục đích sử dụng vốn là kinh doanh hay tiêu dùng (cho thuê hoặc trực tiếp sử dụng trong sản xuất) là nghiệp vụ khó khăn, khó quản lý, phụ thộc vào năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 62)