đội ngũ tín dụng tại SHB Hà Nội trong thời gian vừa đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về chất và lượng song trên thực tế vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu chuyên môn cũng như một phần về đạo đức, đặc biệt khi công tác quản lý RRTD tại cấp độ chi nhánh chủ yếu là dưới hình thức kiêm nhiệm. Một cán bộ tín dụng nếu chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu, sẽ không thể quản lý khối lượng công việc chuyên môn và kiêm nhiệm lớn, qua đó làm giảm hiệu quả công tác quản lý RRTD cả trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra còn phải kể tới việc các cán bộ kiểm tra nội bộ, chuyên viên xử lý nợ thực tế không có nhiều chuyên môn mà do công tác điều chuyển nhân sự dựa trên kinh nghiệm hoạt động tại SHB mà thôi. Một bộ phận cán bộ tín dụng đã không chịu tu dưỡng, rèn luyện chuyên môn và đạo đức, đã có những lỗi sai phạm cố ý trong công tác thẩm định tín dụng như đòi hoa hồng, làm sai hồ sơ… để lại hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu tới uy tín của SHB.
- Thứ bảy: Hạn chế trong việc phân tán rủi ro. Hiện nay danh mục đầu tư của SHB Hà Nội còn tập trung đa phần vào khách hàng doanh nghiệp, mặc dù đã có những định hướng phát triển đối đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân, nhưng do chỉ đạo chưa quyết liệt và còn phụ thuộc vào biến động thị trường nên trong ngắn hạn, danh mục đầu tư tín dụng của
SHB Hà Nội vẫn còn tồn tại những RRTD danh mục, khả năng phân tán RRTD là chưa cao. Đặc biệt, do việc khó nắm bắt dòng tiền thực tế của khách hàng, nên thực tế tỷ trọng cho vay vốn vào thị trường cho nhiều rủi ro như Bất động sản,chứng khoán còn lớn, gây ra nguy cơ gặp phải RRTD cao. Ngân hàng SHB Hà Nội đã và đang có nhiều biện pháp kiểm soát mục đích sử dụng vốn, song hiệu quả chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đề ra.
- Thứ tám: Hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu tại SHB Hà Nội trong những năm qua tuy đã đạt được hiệu quả tích cực không chỉ về những số liệu thống kê mà kể cả về mặt thực chất tận gốc nợ xấu, tuy nhiên trên thực tế việc xử lý nợ xấu vẫn chủ yếu dựa vào việc trích lập dự phòng rủi ro từ quỹ. Việc thu hồi nợ xấu từ công tác bán nợ, khai thác lại tài sản bảo đảm làm nguồn trả nợ đạt tỷ trọng nhỏ. Việc công ty quản lý nợ và khai thác tài sản SHB AMC ra đời năm 2010 chưa thực sự có nhiều đóng góp.
Như vậy, những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý RRTD tại ngân hàng TMCP SHB chi nhánh Hà Nội là khá phức tạp, mà nguyên nhân của nó tương ứng tới từ nhiều phía. Việc tím ra nguyên nhân qua đó khắc phục chúng để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý RRTD là vấn đề cấp thiết và tất yếu phải thực hiện trên con đường phát triển của SHB Hà Nội lên một tầm cao mới.
2.3.5. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
2.3.5.1. Nguyên nhân đạt được những thành tựu trong công tác quản lý RRTD tại ngân hàng TMCP SHB – chi nhánh Hà Nội
•Một là: Ban lãnh đạo ngân hàng SHB Hà Nội đã xác định rõ ràng vai trò quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng. Ban lãnh đạo ngân hàng đã thống nhất quan điểm chỉ đạo quản trị rủi ro tín dụng, chấp nhận các rủi ro có tính toán trước; Mức độ rủi ro đi liền với định giá khoản vay, ngoài ra đã có sự chỉ đạo sát sao các nội dung về quản trị rủi ro tín dụng: Thẩm định,
phân loại khoản vay, xếp hạng tín dụng nội bộ, giám sát, xử lý rủi ro…
•Hai là: SHB Hà Nội đã xây dựng được chính sách quản lý rủi ro tín dụng thông suốt theo từng thời kỳ. Chính sách rủi ro tín dụng là kết cấu quan trọng trong hệ thống quản trị rủi ro. Đây là công cụ quan trọng để thực hiện quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống một cách bài bản và có hiệu quản, đảm bảo hoạt động tín dụng trong phạm vi chấp nhận được. Các chính sách tín dụng bao gồm: chính sách về thẩm quyền phán quyết tín dụng, chính sách xác định thịt rường và lĩnh vực cho vay….
•Ba là: Sự linh hoạt trong việc tuân thủ và sáng tạo trong quản lý RRTD tại câp độ chi nhánh. SHB Hà Nội tuân thủ đầy đủ các quy định, chính sách của Hội sở trong mọi hoạt động của đơn vị mình, trong đó có hoạt động tín dụng và quản lý RRTD, ngoài ra đã có những sáng tạo đáng kể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý RRTD thích hợp với điều kiện riêng có của đơn vị mình, như các công tác kiểm tra chéo, thành lập hiệp hội tín dụng chi nhánh Hà Nội.
•Bốn là: SHB Hà Nội đã xây dựng được hệ thống văn bản, báo cáo phục vụ công tác quản trị rủi ro một có hiệu quả. Hệ thống văn bản, nghiệp vụ tín dụng quy định các bước cơ bản trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời tăng khả năng kiểm soát của hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống. Đặc biệt đã ban hành sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ và quy trình nghiệp vụ cụ thể cho từng mục đích vay.
•Năm là: Ngân hàng thực hiện trích dự phòng rủi ro theo đúng quy định. Ngân hàng thườn xuyên thực hiện phân loại hoạt động tín dụng để trích lập dự phòng, chủ động xử lý rủi ro, làm lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng. Việc phân loại tín dụng và trích lập quỹ dự phòng rủi ro được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và chiến lược phát triển kinh doanh của SHB theo từng thời kỳ.
•Sáu là: Ngân hàng đã cho triển khai nhiều khóa đào tạo cho cán bộ tín dụng. Ngân hàng thường xuyên mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ tín dụng, các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, công tác quản lý rủi ro tín dụng… Thông qua đó hướng dẫn, thảo luận các nội dung của buổi học, cách áp dụng thực tế. Nhờ đó, chất lượng nghiệp vụ của cán bộ tín dụng được nâng lên đáp ứng những tiêu chí khắt khe về tố chất và năng lực chuyên môn
2.3.5.2 . Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý RRTD tại ngân hàng SHB Hà Nội
a. Các nguyên nhân khách quan: