Xây dựng chính sách tíndụng hiệu quả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 81)

- Hai là: Những hạn chế mang tình hệ thống của ngân hàng TMCP SHB trong công tác tín dụng và quản lý RRTD:

3.2.2.Xây dựng chính sách tíndụng hiệu quả

SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.2.2.Xây dựng chính sách tíndụng hiệu quả

Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu cung của hệ thống ngân hàng TMCP SHB, mục tiêu cụ thể của SHB Hà Nội đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của địa bàn Hà Nội, đảm bảo mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo an toan trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được. Chính sách này cần công bố rộng rãi cho các cán bộ nhân viên, là cơ sở cho cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng. Một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả cần thỏa mãn nhưng yêu cầu sau:

Một là: Phản ánh được chính sách tín dụng của Hội sở ngân hàng TMCP SHB trong từng thời kỳ, đảm bảo sự quản lý thống nhất trên quan điểm tổng thể.

Hai là: Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tư của chi nhánh Hà Nội, phát huy được những thế mạnh của địa phương và có giải pháp hạn

chế trong đầu tư tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề không có lợi thế trong cạnh tranh.

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam, là định hướng cơ bản trong xác định những mục tiêu cần thực hiện trong hoạt động tín dụng. Xây dựng một CSTD hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có định hướng rõ rang, phòng ngừa rủi ro trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thị trường một cách đầy đủ, kỹ càng. Trong điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam nói chung và Hà nội nói riêng những năm gần đây, CSTD của SHB Hà Nội nên tập trung và nội dung về định hướng khách hàng như sau:

- Chú trọng đầu tư doanh nghiệp nhỏ và vừa, khối doanh nghiệp đang được sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức nước ngoài. Chính phủ đã ban hàng nghị định số 90/2001 NĐ – CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, coi phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển KT – XH, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng phát triển mạnh mẽ về chất và lượng trong tương lai, là điều kiện thuận lợi cho đầu tư tín dụng. Tuy nhiên đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của SHB nói chung và SHB Hà Nội nói riêng năm 2010 còn thấp (chiếm 19.6% trong tổng dư nợ cho vay); mặt khác, nền kinh tế Việt Nam đang có sự phát triển khá trong thòi gian gàn đây, nhưng đầu tư tín dụng và các doanh nghiệp có quy mô lớn gặp khá nhiều rủi ro do những lợi thế cạnh tranh từ các doanh nghiệp nhỏ, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển, do đó tính bền vững trong kinh doanh không cao. Đồng thời xuất hiện các ngân hàng trong các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam như tại Tập Đoàn Dầu Khí, Tập đoàn điện lực…. thì khả năng cnug cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn như hiện nay của Vietinbank sẽ bị thu hẹp. Do đó, lựa chọn phát triển phân khúc thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa là lựa chọn hợp lý

và phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam, phù hợp với kinh nghiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ, đặc biệt càng có ý nghĩa khi các quy định về trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng nhà nước ngày càng nghiêm ngặt, làm gia tăng chi phí nên phân tán rủi ro vào doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa trở nên quan trọng do đối tượng này vừa có tài sản bảo đảm đủ, đồng thời khoản cấp tín dụng là nhỏ, nếu xảy ra rủi ro thì tầm ảnh hưởng không lớn.

- Tiếp tục phát triển nhóm khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là nhóm khách hàng mà SHB đã có chiến lược thực hiện đầu tư tín dụng trong thời gian qua nhưng mới ở giai đoạn khởi đầu và chưa tương xứng với mức độ phát triển của nhóm đối tượng này. Cùng với sự hội nhập và nền kinh tế thế giới, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài và thị trường Việt Nam đang ngày một gia tăng. Thực tiễn đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của một sô chi nhánh như chi nhánh bình Dương, Đồng Nai.. cho thấy đây là nhóm khách hàng thường có tiềm lực tài chính, năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh, do đó phần lớn hoạt động có hiệu quả và có uy tín trong quan hệ tín dụng. Hà Nội cũng là địa bàn có số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đóng trụ sở, do đó, đây là phân khúc thị trường cần có sự quan tâm nghiên cứu, thu thập thông tin, chuẩn bị chu đáo cho sự tăng tốc trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 81)