Mức độ hoàn thiện kế hoạch: Qua thống kê mà ngân hàng cung cấp,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 61)

nhận thấy rằng bộ máy quản lý RRTD của SHB Hà Nội đã hoàn thiện tốt kế hoạch cụ thể để ra cho các năm, với thành tích vượt kế hoạch trong cả ba năm gần nhất là 2008, 2009, 2010:

Bảng 2.10: Kết quả thực hiện quản lý RRTD:

ĐVT: Tỷ đồng, %. Năm

Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Trị giá trọngTỷ Trị giá trọngTỷ Trị giá trọngTỷ

Tổng dư nợ 1,352.64 1.00 2,073.0 5 1.00 3,920.41 1.00 Tổng nợ quá hạn 114.16 8.44% 132.14 6.37% 108.73 2.77% Kế hoạch 116.33 8.60% 140.97 6.80% 117.61 3.00% Tổng nợ xấu 97.12 7.18% 109.86 5.30% 88.71 2.26% Kế hoạch 101.45 7.50% 116.09 5.60% 98.01 2.50%

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2008- 2010.

Qua đó cho thấy, công tác quản lý RRTD của SHB Hà Nội qua các năm đã đạt hiệu quả đáng kể, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Trong đó, nợ xấu tại các năm được thực hiện ở mức thấp hơn kế hoạch đề ra, trong khi đó tỷ tọng

nợ xấu trên tổng dư nợ liên tục giảm, từ 7.18% năm 2008 xuống còn 5.30% năm 2009 và 2.26% năm 2010. Ngoài ra từ thực tế nghiên cứu cho thấy, Chi phí cơ hội trong việc vận hành hệ thống quản lý RRTD là thấp hơn so với hiệu quả chung của hoạt động tín dụng và hoạt động chung của SHB Hà Nội, thể hiện qua mức độ tăng trưởng lợi nhuận của SHB Hà Nội qua các năm ngày càng cao. Như vậy trong thời gian qua, hoạt động quản lý RRTD tại SHB Hà Nội đã đem lại lợi ích cần thiết trong công tác phân bổ nguồn lực phát triển tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng.

b. Về các chỉ tiêu định tính:

Trong việc thiết lập và vận hàng các công cụ quản lý RRTD, nhận thấy rằng qua thời gian, SHB Hà Nội đã có những thành tựu nhất định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý RRTD tại đơn vị mình, các thành tựu chủ yếu là:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 61)