Các nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 71)

- Hai là: Những hạn chế mang tình hệ thống của ngân hàng TMCP SHB trong công tác tín dụng và quản lý RRTD:

b. Các nguyên nhân chủ quan:

Đây là các nguyên nhân thuộc về bản thân những quan điểm, chính sách và vận hành của ngân hàng TMCP SHB – chi nhánh Hà Nội trong việc quản lý RRTD tại chi nhánh mình. Từ những phân tích về thực trạng, những ưu nhược điểm của hoạt động quản lý RRTD tại SHB Hà Nội, tôi nhận thấy nguyên nhân xuất phát từ bản thân những hành động của SHB Hà Nội cơ bản bao gồm:

- Thứ nhất: Đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng, phát triển quá nhanh so với hệ thống cơ sở vật chất, con người hiện có, dẫn tới sự quá tải trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các bộ phận phòng ban, trong đó có các bộ phận tín dụng và các bộ phận quản lý tín dụng. Đây chính là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu nhất gây nên những khiếm khuyết tồn tại trong quá trình quản lý RRTD tại SHB Hà Nội. Cụ thể là trong ba năm 2008 – 2009 – 2010, dư nợ tín dụng có mức tăng trưởng trung bình 170%, trong khi đó lực lượng nhân sự chuyên môn gồm cán bộ tín dụng, cán bộ tái thẩm định chỉ tăng từ 115 người (năm 2008) lên 153 người (năm 2010), trong đó cán bộ tín dụng tăng 16 người, cán bộ tái thẩm định tăng 03 người, cán bộ xử lý nợ tăng 02 người. Với mức dư nợ hiện tại tại năm 2010 là 3.920 tỷ đồng, bình quân một cán bộ

tín dụng tại SHB Hà Nội phải quản lượng dư nợ là 135.18 tỷ đồng. Ngoài ra chưa kể tới hệ thống cán bộ hỗ trợ tín dụng chỉ mới được thành lập và còn mỏng… Mức tăng trưởng chỉ tiêu đặt ra cho một cán bộ tín dụng hàng năm bình quân phải đạt 150%... Như vậy, áp lực quản lý khách hàng và tăng trưởng khách hàng đối với hệ thống tín dụng là lớn, cường độ công việc cao, làm cho chất lượng thẩm định, quản lý khách hàng không đáp ứng được yêu cầu, nhiều công đoạn thẩm định, kiểm tra kiểm soát trở nên sơ sài, nguy cơ RRTD là cao.

- Thứ hai: Chất lượng nguồn nhân lực tín dụng, quản lý tín dụng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đề ra. Thực tế, trong lực lượng cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng, xử lý nợ còn tồn tại một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn như không đúng chuyên ngành, tuổi đời, kinh nghiệm còn quá trẻ, hoặc là người thân của nhân viên trong ngân hàng có mối quan hệ phức tạp…. Một phần khác trong quá trình làm việc có sự đi xuống về ý thức đạo đức, cố tình làm sai trái quy trình tín dụng, quy trình quản lý… tổng hợp lại đã gây nên những RRTD gây thiệt hại cho SHB Hà Nội.

2.3.5.3. Bài học kinh nghiệm

Trên cơ sở nghiên cứu phân tích những thành tựu, những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó trong công tác quản lý RRTD tại ngân hàng TMCP SHB – chi nhánh Hà Nội, tôi nhận thấy trong quá trình hoạt động quản lý RRTD nói riêng và tổng hợp các hoạt động nói chung, SHB Hà Nội cần rút ra cho mình một số bài học như sau:

- Thứ nhất: Bài học về cân đối các chỉ tiêu kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững. Nội dung nòng cốt của bài học này là việc cân đối chỉ tiêu tăng trưởng chung, các chỉ tiêu tăng trưởng riêng theo từng lĩnh vực như tín dụng, nguồn vốn, thanh toán quốc tế… phải hài hòa, hợp lý, có quan hệ cân đối với nhau, tránh tình trạng mất cân đối và gây ra các rủi ro cho ngân hàng,

trong đó có rủi ro tín dụng.

- Thứ hai: bài học xây dựng hệ thống tổ chức một cách bài bản, lâu dài theo hướng hiện đại hóa và linh hoạt. Đây là bài học thiết thực cho ngân hàng SHB Hà Nội – với tư cách là một chi nhánh trong hệ thống ngân hàng SHB.

- Thứ ba: Bài học về đào tạo nguồn nhân lực tâm huyết và có chuyên môn sâu. Với phương châm lấy con người làm trung tâm, SHB Hà Nội cần tăng cường công tác đào tạo định kỳ, chuyên sâu và tổng thể cho lực lượng các bộ tín dụng và quản lý tín dụng của mình, nâng cao chuyên môn và ý thức đạo đức cho nhân viên.

Tóm lại, mặc dù hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP SHB – chi nhánh Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác quản lý RRTD, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục triệt để. Do đó, để đạt được mục tiêu trở thành chi nhánh lớn nhất, hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP SHB, SHB Hà Nội nhất thiết cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý RRTD, góp phần đắc lực vào hiệu quả hoạt động chung.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w