Tình hình nợ dưới chuẩn tại Sài Gòn – Hà nội, chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 46)

- Về cơ cấu dư nợ tín dụng:

2.2.2. Tình hình nợ dưới chuẩn tại Sài Gòn – Hà nội, chi nhánh Hà Nộ

Trong công tác xếp loại nợ đang áp dụng trong thời gian qua, SHB Hà Nội xếp loại nợ theo hai phương pháp định tính theo khả năng trả nợ, và định lượng theo thời gian tuân thủ kỳ hạn nợ, trong đó phân nhóm nợ cụ thể thành 5 nhóm, trong đó nhóm 2 tới nhóm 5 xếp vào nợ quá hạn, nhóm 3 tới nhóm 5 xếp vào nợ xấu. Số liệu thống kê ba năm gần nhất như sau:

Bảng 2.8: Phân loại nợ, nợ xấu:

ĐVT: Tỷ đồng, %. ST T Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng 1 Tổng dư nợ 1,352.64 100.00% 2,073.0 100.00% 3,920.41 100.00%

5 Nhóm 1 1,238.4 8 91.56% 1,940.91 93.63% 3,811.6 8 97.23% Nhóm 2 17.04 1.26% 22.29 1.08% 20.02 0.51% Nhóm 3 2.43 0.18% 3.21 0.16% 3.55 0.09% Nhóm 4 6.63 0.49% 6.81 0.33% 0.84 0.02% Nhóm 5 88.06 6.51% 99.83 4.82% 84.33 2.15% 2 Tổng nợ xấu 97.12 7.18% 109.86 5.30% 88.71 2.26%

Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2008 – 2010.

Số dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ qua các năm nhìn chung ở mức khá cao, song có chiều hướng sựt giảm nhanh chóng về tỷ trọng. Cụ thể tại năm 2008, tổng nợ xấu là 97.12 tỷ đồng chiểm tỷ trọng 7.18% tổng dư nợ cho vay, trong đó nợ nhóm 5 chiếm tới 6.51% tổng dư nợ cho vay, bước sang 2010 con số này chỉ còn 2.26 % và 2.15%. Đây là thực tế đáng mừng, thể hiện sự tiến bộ trong công tác quản lý rủi ro của SHB Hà Nội. Tỷ lệ nợ xấu tới 2010 ở mức dưới 3% là phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng đã đề ra trong việc kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng và nằm ở nhóm trung bình trong khối các NHTM.

Tuy nhiên có một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến dư nợ xấu của ngân hàng, đó là ngân hàng sử dụng quỹ Dự phòng rủi ro để xử lý một lượng lớn dư nợ xấu ra ngoại bảng nhằm làm trong sạch bảng cân đối kế toán.

Như vậy, thực chất tỷ lệ nợ xấu của SHB Hà Nội các năm vẫn ở mức cao, điều này là thách thức lớn và cũng là mục tiêu cần phải giải quyết để thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng của SHB nói chung và SHB Hà Nội nói riêng. Xuất phát từ phạm vi và mục đích nghiên cứu của đề tài này, tác giả xin sẽ trình bày nguyên nhân của những RRTD nêu trên và những giải pháp khắc phục là một phần trong phần nguyên nhân trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Hà Nội dưới đây.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w