Mô hình tổ chức quản lý RRTD tại ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội a Về phân quyền phán quyết tín dụng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 48)

- Về cơ cấu dư nợ tín dụng:

2.3.1.Mô hình tổ chức quản lý RRTD tại ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội a Về phân quyền phán quyết tín dụng:

a. Về phân quyền phán quyết tín dụng:

SHB phân chia quyền hạn phán quyết tín dụng theo chiều dọc, trong đó cấp cao nhất là hội đồng tín dụng, cấp thấp nhất là các phòng giao dịch, cụ thể như sau:

Hội đồng tín dụng: Có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng, nhóm khách hàng vượt thẩm quyền quyết định của Tổng giám đốc. Số tiền đề nghị xét cho vay từ 15 tỷ đồng trở lên hoặc vượt 15% vốn tự có của SHB. Thành phần Hội đồng tín dụng bào gồm Chủ tịch hộ đồng quản

Hội đồng tín dụng

Tổng giám đốc

Ban tín dụng tai chi nhánh

Giám đốc chi nhánh

Giám đốc các phòng giao dịch

trị, tổng giám đốc, giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp, giám đốc khối nguồn vốn, trưởng phòng quản lý tín dụng Hội sở. Các hồ sơ vay vốn của khách hàng trước khi trình lên Hội đồng tín dụng đã được qua các bộ phận trình duyệt thấp hơn, và được tái thẩm định tại các phòng tái thẩm định chuyên trách.

Tổng giám đốc: Có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng với hạn mức tối đa từ 10 tỷ đồng tới 15 tỷ đồng mà không cần trình lên hội đồng quản trị và Hội đồng tín dụng. Giúp việc cho tổng giám đốc là phòng Quản lý RRTD tại Hội sở. Đây là đơn vị tái thẩm định cấp cao nhất. Ý kiến của phòng quản lý RRTD là ý kiến cao nhất của bộ phận tái thẩm định, là cơ sở tham khảo cho tổng giám đốc và hội đồng tín dụng trong việc quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng.

Phòng quản lý tín dụng Hội Sở: Có chức năng tái thẩm định đối với các Hồ sơ vay vốn vượt thẩm quyền phán quyết của các chi nhánh. Công tác tái thẩm định sẽ được tổng hợp trong báo cáo đề xuất gửi lên Tổng giám đốc và Hội đồng tín dụng xem xét. Phòng quản lý tín dụng không có thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng.

Ban tín dụng tại chi nhánh: Ban tín dụng có thẩm quyền phán quyết tín dụng cao nhất ở cấp độ chi nhánh, đối với các món vay vượt thẩm quyền của giám đốc chi nhánh. Hiện tại Ban tín dụng các chi nhánh có thẩm quyền phán quyết đối với các món xin cấp tín dụng trị giá từ 6 tỷ tới 10 tỷ đồng.

Giám đốc chi nhánh: Có thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với những khoản vay đã được ổng giám đốc phê duyệt và có thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng và giấy tờ nhận nợ với những món vay đã được Tổng giám đốc, hội đồng tín dụng phê duyệt đồng ý cấp tín dụng. Hiện tại giám đốc SHB Hà Nội được quyền phán quyết cấp tín dụng đối với các món tín dụng có trị giá dưới 6 tỷ đồng, và được quyền ký kết Hợp đồng tín dụng, giấy tờ nhạn nợ đối

với các món vay được tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng phê duyệt, không kể trị giá món vay. Ngoài ra giám đốc chi nhánh có thẩm quyền quyết định miễn giảm các loại phí áp dụng trong giới hạn biên độ 30% so với quy định chung của Hội sở ngân hàng SHB.

Phòng tái thẩm định tại chi nhánh: Là bộ phận có chức năng tái thẩm định toàn bộ hồ sơ tín dụng của chi nhánh. Công tác tái thẩm định sẽ được tổng hợp trong báo cáo đề xuất gửi lên Giám đốc và Ban tín dụng xem xét. Phòng tái thẩm định không có thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng. Ngoài ra trong cơ cấu phòng tái thẩm định còn có bộ phận kiểm tra kiểm soát sau tỏng lĩnh vực tín dụng, làm nhiệm kiểm tra sau giải ngân đối với các khoản vay trong chi nhánh và kiểm tra tính tuân thủ của các cán bộ tín dụng quản lý khoản vay trong quá trình tác nghiệp.

Giám đốc phòng giao dịch: Giám đốc các phòng giao dịch có thẩm

quyền phán quyết tín dụng nếu được giám đốc chi nhánh có quyết định ủy quyền phán quyết cụ thể băng văn bản. Hạn mức tín dụng tối đa mà các giám đốc phòng giao dịch có thể được ủy quyền là 1 tỷ đồng. Các hồ sơ tín dụng mà các giám đốc phòng giao dịch có thẩm quyển phán quyết không phải mang trình lên phòng tái thẩm định tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội (Trang 48)