Quản lý chất lƣợng (QM)

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn kỹ thuật sơ chế bảo quản quả (Trang 44)

Chất lượng là kết quả tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn, cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng là hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng.

Một số các hệ thống quản lý chất lượng nông sản thực phẩm :

a) Hệ thống quản lý chất lượng theo TC quốc tế ISO 9000

ISO 9000 là bộ TC do Tổ chức TC quốc tế (The International Organization

for Standardization- ISO) ban hành vào năm 1987 nhằm đưa ra các chuẩn mực

cho hệ thống quản lý chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: chính sách và chỉ đạo về chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế và triển khai sản phẩm, cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo,…

ISO 9000 là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất đó được

thực thi ở nhiều quốc gia và khu vực, đồng thời được chấp nhận thành TC quốc gia của nhiều nước.

Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 dựa trên mô hình quản lý theo

quá trình, lấy phòng ngừa làm phương châm chủ yếu trong suốt vòng đời của sản phẩm. Bộ TC ISO 9000 bao gồm rất nhiều TC như ISO 9001, 9002, 9003 vv….

b) Hệ thống thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices -

GMP): là một hệ thống đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và dược phẩm.

GMP đưa ra các yêu cầu nhằm kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá

trình hình thành chất lượng từ thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, bao gói, BQ và con người điều khiển các hoạt động chế biến.

Cụ thể, GMP đưa ra các yêu cầu sau:

o Nhà xưởng: khi thiết kế hoặc sử dụng những nhà xưởng đã cũ, phải chú ý đến các yêu cầu về vị trí, diện tích, độ thoáng, vật liệu xây dựng, thiết kế,… để đảm bảo không gây nhiễm bẩn vào sản phẩm.

o Phương tiện chế biến: bao gồm các yêu cầu đối với phương tiện vệ sinh, phương tiện chiếu sáng, phương tiện thông gió, hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ dùng cho sản xuất, hệ thống thiết bị đảm bảo an toàn.

o Yêu cầu về sức khỏe người lao động: có chế độ khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện, điều trị và cách ly những công nhân mắc bệnh truyền nhiễm hoặc lây lan. Có chế độ vệ sinh cụ thể đối với công nhân để đảm bảo không bị nhiễm bẩn sản phẩm.

o Vệ sinh: bao gồm các yêu cầu về xử lý chất thải, BQ hóa chất độc hại, kiểm soát sinh vật gây hại, đồ dùng cá nhân.

o Qui trình sản xuất (chế biến): bao gồm các yêu cầu về kiểm soát nguyên vật liệu và kiểm soát các hoạt động sản xuất (chế biến).

o BQ và phân phối: bao gồm các yêu cầu về kiểm soát các điều kiện, phương tiện BQ, phân phối.

Nói chung, GMP đưa ra những yêu cầu chung, cơ bản và đó là những điều kiện tiên quyết để đảm bảo vệ sinh và an toàn đối với thực phẩm, dược phẩm.

c)Hệ thống thực hành nông nghiệp tốt ( Good Agricultural Practice -

GAP)

Là sáng kiến của những nhà bán lẻ châu Âu (Euro-Retailer Produce

Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ. Họ đã đưa ra khái niệm GAP và ngày nay nó đã trở thành 1 trong những hệ thống quản lý chất lượng nông sản tốt nhất và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. GAP được chia ra làm 2 hệ thống chính bao gồm :

- EUREPGAP: về mặt kỹ thuật, EurepGAP là một tài liệu có tính chất quy

chuẩn cho việc chứng nhận giống như ISO trên toàn thế giới

Quy định của EUREPGAP phiên bản 2.1/2004 bao gồm 14 vấn đề :

o Truy nguyên nguồn gốc; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ;

o Giống cây trồng;

o Lịch sử và quản lý vùng đất;

o Quản lý đất và các chất nền;

o Sử dụng phân bón;

o Tưới tiêu và bón phân qua hệ thống tưới;

o Bảo vệ thực vật (BVTV);

o Thu hoạch;

o Vận hành sản phẩm;

o Quản lý ô nhiễm chất thải, tái sử dụng chất thải;

o Sức khỏe, an toàn và an sinh của người lao động;

o Vấn để môi trường;

o Đơn khiếu nại.

- ASEANGAP: trước đây 10 nước thành viên của ASEAN cam kết gia tăng

chất lượng và giá trị của sản phẩm rau và quả. Từ yêu cầu đó các nước thành viên đã bắt đầu giới thiệu những quy định về đảm bảo chất lượng mà nông dân phải tuân thủ. Nhưng gần đây một vài nước thành viên đã nhận ra sự cần thiết phải có hệ thống đảm bảo chất lượng (Quality Assurance-QA) nên đã phát triển chúng thành nhưng TC như:

- Hệ thống kiểm soát chất lượng SALM (The Farmer Accreditation Scheme

- Hệ thống đảm bảo chất lượng dựa trên những quy định về thực phẩm an toàn của Philipphin.

- Hệ thống đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm (QA) của Singapore

phát triển từ Indonesia-nhà cung cấp chủ yếu sản phẩm cho họ.

- Hệ thống tương tự (Q) của Thái lan.

Tuy nhiên những hệ thống đảm bảo chất lượng này đã bao trùm những khía

cạnh mà TC GAP yêu cầu. Từ đó các nước thành viên đã quan tâm và mở rộng hệ thống QA cho khối ASEAN dựa trên yêu cầu an toàn thực phẩm. Những quy định được chuẩn hóa ở mức độ chung nhất cho khu vực ASEAN được gọi là ASEAN GAP và nó phải là một TC hài hòa phù hợp với các nước thành viên đến năm 2020.

Quy định của ASEAN GAP phiên bản 1.0 bao gồm 7 vấn đề :  Lịch sử và quản lý địa điểm sản xuất;

 Vật liệu gieo trồng;

 Phân bón và chất phụ gia cho đất;

 Tưới tiêu;

 BVTV;

 Thu hoạch và xử lý rau quả;

 Quản lý trang trại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn kỹ thuật sơ chế bảo quản quả (Trang 44)