Thuyết minh quy trình Thu hái:

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn kỹ thuật sơ chế bảo quản quả (Trang 61)

Thu hái:

Khi quả đã đạt các ĐC 2 và hàm lượng đường trong quả đạt tối thiểu 10o

Brix (kiểm tra quả ngay trên đồng). Hái quả bằng tay để lựa chọn chính xác quả về màu sắc, kích thước theo yêu cầu. Khi thu hoạch dùng tay xoắn cuống quả cho rời khỏi cây. Không thu hái vào những ngày mưa hoặc nắng gắt.

Xếp vào phƣơng tiện thu gom, vận chuyển:

Xếp dứa thu hái được vào bao, sọt, rổ, ….để chuyển đến phương tiện

chuyên chở. Xếp nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh gây bầm giập, tránh làm gẫy cuống và chồi ngọn. Ở các nông trại lớn và trang bị kỹ thuật tiên tiến, dứa thu hái xong được chuyển đến phương tiện chuyên chở bằng các băng tải bố trí dọc theo các hang dứa để giảm hư hỏng do va đập đến mức thấp nhất

Vận chuyển về nơi SCBQ:

Với lượng dứa lớn, có thể vận chuyển bằng ô tô, dứa được xếp đống trên

sàn xe lót rơm dưới đáy và bên thành xe; xếp quả đứng thẳng, cuống quay xuống dưới, xen kẽ nhau hoặc dứa được chứa trong các sọt, thùng rồi xếp lên sàn xe. Với lượng vận chuyển nhỏ có thể vận chuyển bằng xe máy, dứa được chứa trong các sọt, thùng hoặc trong bao.

Xếp đống

Nơi chất đống dứa tạm thời chờ chuyển đi trên đồng ruộng phải ở chỗ râm

mát, khô sạch.

Lựa chọn, Xén cuống:

Để loại bỏ các quả không đạt yêu cầu chất lượng như quả có vết rám, giập

nát, sâu bệnh, quả còn xanh, quá chín hay quá bé.

Cuống quả được xén gọn để giảm công bao gói và thể tích bao gói, vận

chuyển và tiêu thụ sau này. Khi xén phải dùng dao sắc, sạch, cuống quả còn lại sau xén dài 1-2 cm, mặt cắt vuông góc với cuống.

Xử lý chất diệt nấm hoặc sáp:

Để phòng tránh các bệnh quả do nấm,vi khuẩn gây ra trong thời gian vận

chuyển, BQ như thối nhũn, thối đen mắt, khô nâu mắt làm quả bị ủng nước, thịt quả xám đen, vỏ quả mất màu vàng đẹp, quả không còn vị chua ngọt và mùi thơm đặc trưng của dứa chin.

Cách xử lý: quả được rửa bằng nước sạch, sau đó nhúng hoặc phun chất diệt

nấm Dowicide A hay Thiabendazole (pha theo nồng độ 7g thuốc/lít nước); Có thể pha chất diệt nấm nói trên với chất tạo màng bán thấm không độc hại (như BQE 625) rồi xử lý quả để vừa phòng tránh nấm bệnh vừa tránh quả bị tổn thương lạnh trong thời gian vận chuyển, BQ.

Sau dó để quả khô tự nhiên (khoảng 1 ngày) hoặc bằng quạt thông gió rồi tiến hành phân loại quả.

Phân loại:

Trước khi bao gói phải phân loại quả theo độ chín 2 và theo kích cỡ đáp ứng

Bảng 9. Quy định về kích cỡ của dứa BQ

Giống dứa Khối lượng quả (g)

Loại nhỏ (S) Loại trung bình

(M)

Loại to (L)

Dứa queen Bắc Bộ 500 đến dưới 700

700 đến dưới 1000

1000 – 1300Dứa queen Nam Dứa queen Nam

Bộ 700 đến dưới 900 900 đến dưới 1200 1200 – 1500 Dứa cayenne 1000 đến dưới

1300 1300 đến dưới 1600 1600 – 2000 Bao gói:

BQ để vận chuyển đi xa trong nước: có thể đựng quả vào hộp carton, thùng

gỗ, nhựa hay sọt tre; mỗi thùng, sọt chứa 20-25 kg quả, bao gói riêng từng quả bằng rơm, giấy mềm, xếp quả đứng thẳng, cuống quay xuống dưới, xen kẽ nhau, quả trên chồng lên vị trí chồi quả dưới; chèn, lót kỹ đáy và thành thùng, hộp, sọt. Thùng, hộp, sọt phải có nắp đậy chịu lực để khi xếp chồng lên nhau không bị xô, bẹp làm giập nát quả bên trong. Cũng có thể xếp quả như cách xếp cho xuất khẩu .

BQ để vận chuyển xuất khẩu: đựng quả vào hộp carton, hộp gỗ hoặc nhựa;

xếp quả 2 lớp nằm ngang trong hộp, cuống quay ra phía thành hộp, chồi ngọn quay vào trong, mỗi chồi nằm xen giữa 2 thân quả của hàng đối diện; giữa 2 lớp quả có tấm ngăn, giữa các quả có bao gói hoặc tấm chằn thích hợp để tránh cọ xát và dịch chuyển quả. Mỗi hộp thường xếp 6-8-12 quả hay 10-15-20 kg tùy theo yêu cầu. Sau khi bao gói phải nhanh chóng đưa dứa vào kho lạnh BQ hay xe lạnh chuyên chở.

Làm lạnh:

Trong BQ, xuất khẩu hay vận chuyển dứa quả tươi đi xa, cách làm tốt nhất

là giữ dứa ở nhiệt độ thấp để hạn chế đến mức thấp nhất hô hấp quả cũng như sự phát triển của côn trùng và VSV gây hư hỏng quả. Đối với dứa phải giữ trong kho hay xe chuyên chở có nhiệt độ 8-10oC và độ ẩm tương đối không khí 85-95%, thông gió tốt trong khối quả, thời gian lưu giữ 2-4 tuần tùy giống, ĐC quả.

Chú ý:

- Trong quá trình SCBQ, mọi thao tác với quả đều phải nhẹ nhàng, cẩn thận

để tránh va đập gây giập nát quả.

- Thời gian từ lúc thu hái quả đến khi đưa vào phương tiện trữ lạnh không được quá 24 giờ vào mùa hè và 36 giờ vào mùa xuân.

4. Chất lƣợng sản phẩm: đáp ứng TCVN 5002-89, 10 TCN 567-2003 và

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn kỹ thuật sơ chế bảo quản quả (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)