Thuyết minh quy trình Thu hoạch:

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn kỹ thuật sơ chế bảo quản quả (Trang 82 - 88)

Thu hoạch:

 Thời gian thu hoạch 28-30 ngày sau khi nở hoa để trái có chất lượng ngon và BQ lâu hơn cho xuất khẩu ở các thị trường châu Âu.

 Thu hoạch 32-35 ngày sau khi nở hoa cho thị trường trong nước và trong vùng.

 Thu hoạch lúc sáng sớm, hoặc chiều mát, tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong trái, gây hiện tượng mất nước nhanh.

 Không để trái trực tiếp xuống đất trong khi thu hái tránh nhiễm nấm bệnh từ đất.

 Dụng cụ thu hái bằng kéo phải sắc bén.

 Sau khi thu hái để trái trong bóng râm mát, vận chuyển ngay về nhà sơ chế càng sớm càng tốt, không để lâu ngoài vườn.

Phân loại sơ bộ ngoài đồng:

Loại bỏ những quả méo mó, sứt sẹo, hoặc có các vết nấm bệnh.

Phân loại theo TC:

Phân loại theo trọng lượng (g/trái)

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV

Phân loại theo hình dạng, mức độ khuyết tật, và ĐC thu hoạch

Loại A Loại B

Quả không bị vết của nấm hay côn trùng gây hại.

Quả có tối đa 2 đốm của côn trùng gây hại nhưng không có vết nấm.

Quả sạch, có dạng hình đẹp, vỏ có màu đỏ đều 95% và láng (bóng).

Quả sạch, có dạng hình đẹp, vỏ có màu đỏ đều trên trái và mở rộng đến tai (không quá 1cm).

Khoang mũi không sâu quá 1cm và trái không có mũi nào lồi lên.

Khoang mũi không sâu quá 1,5cm . Tai ở cuối đầu thẳng, không cụp

xuống, cứng, xanh và dài trên 1,5cm

Tai cứng và xanh. Thịt quả có màu trắng và cứng, hạt

màu đen và dạng hình đẹp.

Thịt quả có màu trắng và cứng, hạt màu đen và dạng hình đẹp.

Quả không có vết tổn thương cơ giới hay chỗ bị thâm và không bị đổi màu xanh hay không bị vết cháy do nắng và phun thuốc BVTV.

Quả không có vết tổn thương cơ giới hay chỗ bị thâm và không bị đổi màu xanh hay không bị vết cháy do nắng và phun thuốc BVTV.

Rửa

Là biện pháp xử lý đơn giản và hiệu quả nhất để loại bỏ bụi bẩn và các loại VSV có trên vỏ quả.

Sử dụng nước sạch để rửa quả. Có thể dùng bơm để tạo dòng nước mạnh để

đẩy các chất bẩn bám trên bề mặt vỏ trái. Sau khi rửa để khô ở điều kiện nhiệt độ phòng hoặc dùng quạt thổi trái sẽ khô nhanh hơn.

Xử lý nấm bệnh và chất BQ

Để bảo đảm VSATTP cho thanh long, sử dụng dung dịch chlorine với nồng

độ 2000 ppm để rửa trái phòng trừ vi khuẩn. Hiện nay có thể sử dụng thiết bị ANOLITE để diệt khuẩn.

Cũng có thể xử lý quả thanh long bằng biện pháp ngâm trong nước nóng ở 50-55oC trong 5 phút để phòng ngừa bệnh thối trái.

Làm khô

Sau khi xử lý, thanh long nên được làm ráo bằng cách trải đều trên các bề mặt sạch (bàn, bạt nilon, hoặc nền sạch) để quả khô tự nhiên, hoặc có thể dùng quạt thổi để tăng hiệu quả quá trình làm khô.

Kiểm tra chất lƣợng

Kiểm tra chất lượng thanh long tại cơ sở đóng trước khi giao hàng là việc phải làm và kết quả kiểm tra cần phải lưu trong hồ sơ xuất hàng trong thời gian 1 năm.

- Kiểm tra chất lượng quả:  Màu sắc.

 Độ ngọt.

 Độ cứng.

 Độ chua.

 Cảm quan.

- Kiểm tra chất lượng VSATTP:

 Tổng số VSV (TCP): 104cfu.

 Vi khuẩn Samonella: không có.

 Vi khuẩn E.coli: không có.

 Dư lượng thuốc trừ sâu: kiểm tra lân hữu cơ và carbanmat theo phương pháp nhanh: âm tính.

 Kim loại nặng: kiểm tra các kim loại nặng: Pb(chì)<2ppm, Zn(kẽm)<40ppm, Hg(thủy ngân)<0,05ppm.

- Kiểm tra bao bì: theo yêu cầu của khách hàng.

Bao gói (theo TCVN 7523: 2005)

Thanh long được gói từng quả, tạo ẩm độ cao cho môi trường BQ có thể giữ

Yêu cầu về độ đồng đều

Trong mỗi đơn vị bao gói, sản phẩm phải đồng nhất và chỉ chứa thanh long

cùng hạng, cùng loại và/ hoặc cùng loại thương mại, cùng chất lượng và kích cỡ.

Yêu cầu về bao gói

Bao bì dùng để bao gói quả Thanh long phải sạch, không có mùi lạ. Vật liệu

bao gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải mới, sạch và đảm bảo VSATTP. Bao bì phải đảm bảo chất lượng, thông thoáng, thích hợp cho BQ và vận chuyển.

Ghi nhãn

Dấu hiệu nhận biết: Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/ hoặc

nhà vận chuyển, dấu hiệu nhận biết (tuỳ chọn).

Bản chất sản phẩm: Tên của sản phẩm, loại thương mại được xác định bởi

màu sắc của vỏ quả và ruột quả.

Nguồn gốc sản phẩm: Quốc gia và vùng trồng thanh long.

Nhận biết về thương mại:  Hạng;

 Kích cỡ (mã kích cỡ hoặc lượng tính bằng gam);

 Số lượng quả hoặc khối lượng tịnh (tuỳ chọn).

BQ

Để kéo dài thời gian BQ và giữ cho chất lượng quả thanh long được tươi lâu

thì phải để quả trong điều kiện nhiệt độ 6-7oC, độ ẩm tương đối của không khí 90-95%, tốc độ thông gió trong kho hoặc trong phương tiện vận chuyển là 20%. Trong điều kiện này có thể giữ quả được khoảng 4 tuần. Nếu nhiệt độ thấp hơn 5oC sẽ xảy ra hiện tượng tổn thương lạnh, nếu nhiệt độ cao hơn 10o

C thì thời gian BQ và phân phối quả bị rút ngắn, quả sẽ mau bị thối.

Thanh long phải được vận chuyển bằng phương tiên chuyên dùng, sạch, đảm bảo duy trì được chất lượng của sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Không vận chuyển thanh long chung với các sản phẩm có mùi.

Hiện nay thanh long được vận chuyển trong những xe lạnh. Thanh long

thường được vận chuyển trong xe container lạnh ở nhiệt độ 5-6o

C. Tuy nhiên, các phương tiện vận chuyển chỉ được trang bị máy lạnh mà chưa được trang bị máy tạo ẩm. Điều này cũng góp phần làm giảm chất lượng và trọng lượng khi vận chuyển đi xa hoặc BQ trong thời gian dài.

4. Chất lƣợng sản phẩm Chỉ tiêu cảm quan

Bảng 23. Chất lượng cảm quan của thanh long BQ

Chỉ tiêu Yêu cầu

Trạng thái Nguyên vẹn, lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng;

Không có vết nứt trên vỏ; Chắc tự nhiên;

Sạch và không tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường; Không có hơi nước đọng bên ngoài, trừ khi mới đưa ra từ thiết bị BQ lạnh;

Không có sinh vật hại ảnh hưởng đến ngoại quan chung của sản phẩm.

Màu sắc Màu đỏ đều.

Hương vị Không có mùi vị lạ, thơm đặc trưng.

Chỉ tiêu lý, hóa

Bảng 24. Chất lượng lý hóa của thanh long BQ

Hàm lượng đường (%) 5,7 Hàm lượng axít (%) 0,2 Hàm lượng chất khô (o Bx) 11,7 Chỉ tiêu VSATTP (TCN 418-2000) o Tổng số VSV (TCP): 104cfu.

o Vi khuẩn Samonella: không có.

o Vi khuẩn E.coli: không có.

o Dư lượng thuốc trừ sâu: lân hữu cơ và carbanmat theo phương pháp nhanh: âm tính.

o Kim loại nặng: các kim loại nặng: Pb (chì) <2ppm, Zn (kẽm) <40ppm, Hg (thủy ngân) <0,05ppm.

Các chỉ tiêu kỹ thuật chính

 Thanh long nguyên liệu thu hoạch 28-30 ngày sau khi nở hoa cho thị trường châu Âu. Thu hoạch 32-35 ngày sau khi nở hoa cho thị trường trong nước và trong vùng. Được phân loại theo yêu cầu (loại A hoặc B)

 Vật liệu bao bì: bao bì thích hợp cho BQ thanh long là màng PE có đục lỗ (với diện tích 20%).

 Độ dầy bao bì: 15 m.

 Thời gian BQ: 30 ngày.

 Tổn thất: 8,07 %.

 Chất lượng quả: nguyên vẹn, lành lặn, không bị giập nát hoặc hư hỏng; không có vết nứt trên vỏ. Màu đỏ đều, không có mùi vị lạ, thơm đặc trưng.

 Hiệu quả kinh tế: được tính toán thực tế có so sánh với các phương pháp truyền thống hiện tại (tính cho 1 tấn thanh long BQ).

TT Tên gọi Đơn

vị Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Phương pháp truyền thống Phương pháp MAP Chi phí BQ Bao bì PE 15 m kg 1,6 22 000 - 35 200 Thùng carton cái 50 2 500 125 000 125 000

Khác 10 000 10 000

Điện (kho lạnh) giống nhau

Cộng 215 000 250 200

Tỉ lệ thối hỏng 36,45% kg 364,5 7 000 2 551 500-

Tỉ lệ thối hỏng 8,07 % kg 80,7 7 000 - 564 900

Tổng cộng 2 766 500815 100

Lợi ích do việc BQ bằng phương pháp MAP so với phương pháp truyền

thống được tính trên việc chi phí thêm cho BQ nhưng mang lại kết quả là hạn chế được tỉ lệ thối hỏng như sau:

2 766 500đ − 815 100đ = 1 951 400 đồng / tấn thanh nguyên liệu

Như vậy, nếu áp dụng phương pháp BQ MAP cho thanh long nhiệt độ lạnh

thì lợi ích tăng thêm là 1 951 400 đồng/tấn so với phương pháp truyền thống.

Chú ý

Trong trường hợp BQ thanh long ở nhiệt độ thường thì theo thông số sau

đây:

 ĐC như BQ lạnh.

 Bao bì PE 15m có đục lỗ (với diện tích 25%).

 Nhiệt độ BQ không lớn hơn 30o

C.

 Bỏ qua công đoạn làm lạnh.

 Thời gian BQ không lớn hơn 12 ngày, tỉ lệ tổn thất nhỏ hơn 8,81%.

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn kỹ thuật sơ chế bảo quản quả (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)