Ngành du lịch đóng vai trò thiết lập mối liên hệ giữa du khách với tài nguyên du lịch, đồng thời qua các hoạt động kinh doanh của mình thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phƣơng và khu vực. Căn cứ vào nhu cầu của thị trƣờng và trên cơ sở của tài nguyên du lịch có khả năng khai thác và các điều kiện phát triển du lịch, ngƣời ta thƣờng kết hợp các yếu tố này với nhau để xác định các loại hình du lịch. Căn cứ vào mục đích của chuyến du lịch có thể phân ra một số loại hình du lịch sau:
Du lịch tham quan văn hoá-lịch sử: là một loại hình du lịch mang tính phổ biến
nhất và là cốt lõi của các chƣơng trình du lịch.
Du lịch nghỉ dưỡng: là loại hình du lịch nhằm tái hồi sức lao động của con
nghỉ dƣỡng ở biển - đảo, du lịch nghỉ dƣỡng ở vùng núi, du lịch nghỉ dƣỡng ở vùng nƣớc khoáng.
Du lịch công vụ: là loại hình du lịch của những ngƣời đi công tác, dự các cuộc
hội nghị, hội thảo, tham dò đầu tƣ, thƣơng mại và kết hợp với mục đích du lịch.
Du lịch thăm thân nhân: là loại hình du lịch về quê hƣơng để thăm ngƣời thân
kết hợp với du lịch.
Du lịch thể thao: là du lịch thể thao dành các vận động viên thi đấu và khách du
lịch đi xem các sự kiện thi đấu thể thao.
Du lịch tôn giáo (hành hƣơng)
Du lịch giải trí: là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời sau những ngày
lao động mệt mỏi nhằm nghỉ dƣỡng phục hồi thể lực và tinh thần.
Du lịch mạo hiểm: là loại hình du lịch dành cho những ngƣời yêu thích mạo
hiểm để chứng tổ lòng cam đảm và ý chí kiên cƣờng.
Du lịch chữa bệnh
Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn
hoá địa phƣơng với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững [4].