Kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 71)

- Tiêu chí về mật độ kinh tế (GDP/km2)

TRONG THỜI GIAN QUA

3.1.2. Kinh tế, xã hộ

a. Dân số

TP.HCM ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Dân số TP.HCM tăng liên tục qua các năm, nếu năm 2010 là 7.396.446 người, thì năm 2011 tăng lên là 7.590.138 người và năm 2012 là 7.791.789 người. Điều này chứng tỏ quy mô dân số của thành phố luôn tăng, góp phần tạo nguồn lực lao động cho thành phố ngày một phong phú hơn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của thành phố và góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

b. Giao thông

Về giao thông đường thủy: TP.HCM nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai

- Sài Gòn, TP.HCM có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Các con sông lớn phải kể đến là: Sông Ðồng Nai, sông Sài gòn, sông Nhà Bè. Ngoài các con sông chính, TP.HCM còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi,...hệ thống sông, kênh rạch giúp TP.HCM trong việc tưới tiêu và là huyết mạch trong vận chuyển giao thông đường thủy. Đường biển, phấn đấu đến năm 2015 hệ thống cảng biển trên địa bàn TP.HCM sẽ có tổng công suất từ 49 triệu tấn đến 55 triệu tấn. Xây dựng kế hoạch di dời các cảng: Tân Cảng, Sài Gòn, Khánh Hội đồng thời tiến hành cụ thể hóa quy hoạch xây dựng cụm Cảng biển tại Cát Lái, Hiệp Phước,...

- Về giao thông đường bộ: Thành phố xây dựng và hoàn thành các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2, xây dựng mới dự án đường cao tốc của Sài Gòn - Trung Lương - Cần Thơ. Tiếp tục nâng cấp mở rộng và xây dựng mới một số trục đường chính đô thị như đường song hành Hà Nội, Đại lộ Đông Tây, đường Trường Chinh,...xây dựng và hoàn chỉnh một số cầu vượt, đồng thời xây dựng đường hầm vượt sông Sài Gòn, kết nối khu trung tâm hiện hữu và trung tâm mới Thủ Thiêm.

- Đường sắt: Ngoài hệ thống đường sắt quốc gia, quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị bao gồm tàu điện ngầm (Metro) và xe điện trên mặt đất hoặc đường sắt trên cao (Monorail).

- Hàng không: Theo định hướng phát triển, thành phố sẽ thực hiện việc nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện sân bay Tân Sơn Nhất để đạt công suất đón tiếp 8 triệu hành khách/năm.

TP.HCM là một trong những trung tâm khoa học công nghệ lớn của cả nước. Hoạt động khoa học-công nghệ đã gắn kết chặt chẽ với việc nghiên cứu triển khai 12 chương trình trọng điểm; các chương trình mục tiêu phát triển các ngành kinh tế chủ lực và chương trình các sản phẩm công nghiệp chủ lực,…nâng cao hiệu quả đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Trong những năm qua, hoạt động khoa học - công nghệ được triển khai tích cực; đã góp cho sự phát triển các ngành sản xuất mũi nhọn và công nghệ cao; cơ khí, tự động hóa và vật liệu phục vụ hiện đại hóa các ngành công nghiệp, nông nghiệp và an ninh - quốc phòng.

d. Giáo dục và đào tạo

Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. TP.HCM hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư. Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (đại học Sài Gòn và đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý. Là thành phố lớn nhất Việt Nam, TP.HCM cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, với nhiều trường đại học lớn có uy tín.

e. Du lịch

TP.HCM là nơi thu hút được lượng khách quốc tế và trong nước nhiều nhất trong các tỉnh và thành phố hàng năm. Là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử, nhưng TP.HCM đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa đa dạng.

Hiện nay TP.HCM có 641 khách sạn với 17.646 phòng. Phục vụ những khách cao cấp, thành phố có 11 khách sạn 5 sao, gồm: Caravelle, Sheraton, Moevenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic với tổng cộng 3.592 phòng. Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Shareton quản lý và tập trung nhiều nhất tại

Quận Nhất.

Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, TP.HCM đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Trên địa phận thành phố hiện nay có hơn một nghìn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. TP.HCM còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza... hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố.

về văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Thành phố đã thuộc nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm...thời kỳ thuộc địa rồi chiến tranh Việt Nam, Thành phố hấp thụ thêm nền văn hóa Âu Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn. Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, TP.HCM hiện nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện. Hoạt động của ngành giải trí ở TP.HCM nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam. Những yếu tố đó đã góp phần thu hút khách du lịch đến từ nhiều nơi, thúc đẩy hoạt động dịch vụ của thành phố ngày càng phát triển.

3.1.3.Môi trường và điều kiện phát triển

TP.HCM là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học, công nghệ và đầu mối giao lưu quốc tế có vị trí quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, TP.HCM là đô thị trung tâm cấp quốc gia và cũng là đô thị hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. TP.HCM được xem là một thành phố năng động trong việc phát triển kinh tế-thương mại của cả nước và là trung tâm phát triển kinh tế công nghiệp phía Nam trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những nơi tập trung các doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nguồn nhân lực là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế thành phố. Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên, lực lượng lao động dồi dào gắn với các lợi thế hiện có nên thành phố có tiềm năng để phát triển kinh tế là rất lớn, đó là:

Thứ nhất, Thành phố có thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ bên

cạnh đó nông nghiệp cũng có vị trí quan trọng ở phương diện cung cấp hàng hoá, dịch vụ môi trường, là hành lang xanh của thành phố;

Thứ hai, Có lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, một tiềm năng phát

triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.

Thứ ba, thành phố có thế mạnh về giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

Là đầu mối về giao thông vận tải và bưu điện, thành phố có giao thông đường bộ, đường thủy, đường biển và đường không. Có thể nói hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị từ sân bay, bến cảng, nhà ga, bưu điện đều tập trung về thành phố và từ đây tỏa đi khắp mọi miền đất nước, tới nhiều nước trên thế giới và khu vực. Qua hơn 20 năm đổi mới, hệ thống đường bộ, bến xe, hệ thống đường sông, biển và các bến cảng, đường hàng không, bưu chính viễn thông đã được cải tạo nâng cấp theo hướng ngày một hiện đại và văn minh hơn. Sự tiến bộ này đã tạo khả năng nâng cao năng lực vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, vật tư, nguyên liệu có liên quan đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của sự phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ và

nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

Thứ tư, TP.HCM gắn với một vùng nông, lâm nghiệp phụ cận phát triển có khả

năng cung ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tạo ra lợi thế cho phát triển du lịch sinh thái và cân bằng về môi trường.

Thứ năm, TP.HCM còn có lợi thế khác mà các địa phương khác không có. Một

thành phố dân cư đông đúc, hơn 7 triệu dân, chưa kể người trong và ngoài nước qua lại trên địa bàn thành phố. Số dân lớn tạo nên sức mua lớn, làm cho thị trường đầu ra của ngành công nghiệp ngày càng tăng, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành dịch vụ; là một trung tâm giao lưu quốc tế thuận lợi so với cả nước, TP.HCM có vị trí quan trọng trong việc thực hiện quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều hình thức như: Xuất nhập khẩu, hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết và đầu tư nước ngoài.

Các lợi thế này có tác dụng to lớn đối với việc phát triển kinh tế TP.HCM nói chung và phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp nói riêng, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, đổi mới công nghệ, tạo nguồn vật tư thông qua nhập khẩu, kêu gọi vốn đầu tư, hình thành các KCX, KCN kỹ thuật cao, mở rộng thị trường đầu tư, đồng thời cho phép thu hút các nguồn nguyên liệu từ các địa phương góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã của thành phố.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w