1.2.3.3.Mô hình Harrod – Domar

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 31 - 33)

- Tiêu chí về mật độ kinh tế (GDP/km2)

1.2.3.3.Mô hình Harrod – Domar

Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar là tổng hợp kết quả của hai công trình nghiên cứu độc lập mang tính nối tiếp của nhà kinh tế học người Anh, Roy Harrod với: “Tổng quan về lý thuyết động” (năm 1939) và nhà kinh tế học người Mỹ gốc Ba Lan, Evsey Domar với: “Mở rộng tư bản, tỷ lệ tăng trưởng và công ăn việc làm” (năm 1946). Mô hình tăng trưởng Harod – Domar hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển và được xem như là một phương pháp khá đơn giản nhưng lại khoa học về xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng với các yếu tố nguồn lực cấu thành tăng trưởng.

Nội dung của mô hình được xây dựng trên cơ sở những xuất phát điểm cơ bản của J. Keynes trong tác phẩm nổi tiếng: “Lý thuyết tổng quan về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936). Keynes không xuất phát từ tư tưởng cổ điển cho rằng nền kinh tế có xu

KY ,L Y ,L t l k g =α* +(1−α)* +

hướng tự điều chỉnh đến điểm sản lượng tiềm năng, nơi có công ăn việc làm đầy đủ cho tất cả mọi người. Ông cho rằng nền kinh tế có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức tiềm năng.

Khi xác định vai trò của các yếu tố tác động đến tăng trưởng, Keynes đánh giá cao vai trò của yếu tố tiêu dùng (tổng cầu). Sự gia tăng tổng tiêu dùng sẽ làm cho đường tổng cầu dịch lên phía trên, bên phải và khoảng suy thoái trong nền kinh tế giảm dần, mức thu nhập của nền kinh tế tăng lên. Trong các yếu tố cấu thành tổng chi tiêu thì chi tiêu cho đầu tư đóng vai trò tích cực nhất, đóng vai trò tạo hiệu ứng tăng

thu nhập. Keynes đã đồng nhất giữa đầu tư và tiết kiệm. Ông cho rằng, tiết kiệm chính

là tổng lượng chi tiêu mà các doanh nghiệp và cá nhân dự kiến trích ra khỏi tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định. Harrod đã dựa trên xuất phát điểm này để đưa ra quan điểm của mình: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào tổng tiết kiệm đạt được và mối quan hệ giữa vốn đầu tư và mức tăng sản lượng.

Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar dựa trên một logic xuất phát điểm: Tiết kiệm (S) là nguồn gốc đầu tư (I), đầu tư ngày hôm nay chính là cơ sở tạo vốn sản xuất gia tăng của ngày mai (ΔK) và mức vốn sản xuất gia tăng đóng vai trò trực tiếp làm gia tăng quy mô thu nhập của nền kinh tế (ΔY). Ngoài ra, nghiên cứu của Harrod – Domar còn dựa trên cơ sở những điểm xuất phát khác, đó là: (i) tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư (S = I); (ii) các yếu tố đầu vào biến đổi là vốn (K) và lao động (L), tỷ lệ kết hợp vốn và lao động là cố định; (iii) dân số hay lực lượng lao động và tiến bộ công nghệ tiết kiệm lao động gia tăng với một tốc độ cố định.

Trong mô hình nghiên cứu, Harrod- Domar đã cố định yếu tố công nghệ kỹ thuật trong phân tích tác động của các nhân tố đến tăng trưởng, điều đó đồng nhất với việc chỉ có 3 yếu tố vốn (K), lao động (L) và tài nguyên (R) cấu thành trong hàm sản xuất của Harrod-Domar: Y = F(K,L,R). Trong đó L và R được xem là các yếu tố nguồn lực, sẽ được huy động vào hoạt động trên cơ sở khả năng tạo ra vốn sản xuất gia tăng (K) của nền kinh tế. Yếu tố công nghệ không được giả thiết gia tăng với một tốc độ cố định.

Mô hình Harrod - Domar có dạng:

g = s/k (1.7)

Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng kinh tế; s là tỷ lệ tiết kiệm trên GDP

k là hệ số gia tăng vốn - sản lượng.

Bằng việc mô tả dưới dạng công thức, phương trình Harrod-Domar đã xây dựng mối liên kết giữa tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế với hai biến số cơ bản: khả năng tiết kiệm của nền kinh tế và hệ số gia tăng vốn-sản lượng. Bằng cách đẩy mạnh tỷ lệ tiết kiệm, thì sẽ có thể đẩy nhanh tỷ lệ tăng trưởng. Tương tự như vậy, bằng cách hạ thấp hệ số gia tăng vốn - sản lượng, thì tăng trưởng cũng sẽ được đẩy nhanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w