Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 74 - 76)

- Tiêu chí về mật độ kinh tế (GDP/km2)

TRONG THỜI GIAN QUA

3.2. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

3.2.1.Thực trạng tăng trưởng kinh tế

Từ số liệu thống kê biểu hiện ở Biểu đồ 3.1 dưới đây có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố trong thời kỳ 20 năm qua biến động theo 4 giai đoạn nhỏ sau đây:

- Giai đoạn 1991 - 1995: Đầu thập niên 90, TP.HCM cùng với cả nước thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế. Nhờ chính sách đổi mới và mở cửa tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991- 1995 đạt bình quân 12,6%/ năm, trong đó công nghiệp đóng góp 7,1 điểm %, dịch vụ 5,3 điểm % và nông lâm nghiệp đóng góp 0,2 điểm phần trăm. Đặc điểm của thời kỳ này là tốc độ năm sau cao hơn tốc độ tăng trưởng năm trước. Mô hình tăng trưởng trong giai đoạn 1991 - 1995 chủ yếu dựa vào khu vực công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến để xuất khẩu và công nghiệp dệt may. Mô hình tăng trưởng trong giai đoạn này là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng.

- Giai đoạn 1996 - 1999: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM đạt bình quân 9 %/ năm, thấp hơn so với giai đoạn 1991-1995. Giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á, từ 12,1% năm 1996 còn 6% năm 1999.

- Giai đoạn 2000 - 2007: Kinh tế thành phố được phục hồi sau khủng hoảng khu vực, đạt tốc độ 9% năm 2000 và tăng dần lên 12,6% năm 2007. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM đạt bình quân 11,4%/năm trong giai đoạn này và chỉ thấp hơn so với giai đoạn 1991-1995.

Đơn vị:%

Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng kinh tế TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 1993-2012

Nguồn: Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh

- Giai đoạn 2008 – 2012: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM đạt bình quân 7,9 %/năm, là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất. Đây là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề và kéo dài của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và suy giảm tăng trưởng kinh tế cả nước sau khủng hoảng. Năm 2010, cùng với cả nước, kinh tế thành phố bắt đầu được hồi phục, song lại tiếp tục suy giảm trong hai năm sau đó. Quy mô kinh tế thành phố năm 2010 bằng 1,7 lần năm 2005, GDP bình quân đầu người đạt 2.800 USD, bằng 1,68 lần năm 2005 (1.660 USD). Năm 2012, do bị tác động và ảnh hưởng xấu của tình hình kinh tế thế giới và những khó khăn trong nước, kinh tế thành phố tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thử thách, sức mua của thị trường giảm, hàng tồn kho tăng cao, doanh nghiệp khó có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản hoạt động trì trệ… đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống nhân dân và kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội và thu chi ngân sách thành phố năm 2012. Theo đó, tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả năm đạt gần 592.000 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 9,2%, thấp hơn so với năm 2011.

Như vậy, có thể nhận thấy tăng trưởng kinh tế của TP.HCM khá ổn định trong giai đoạn 1991- 2010, trung bình trong giai đoạn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố đạt 11,2% cao gấp 1,7 lần tăng trưởng kinh tế của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, TP.HCM luôn khẳng định là trung tâm kinh tế, tài chính,

thương mại và dịch vụ của cả nước (Bảng 3.1). Với lợi thế vượt trội so với các thành phố lớn khác của cả nước về tiềm lực kinh tế, TP Hồ Chí Minh đóng vai trò hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nơi tạo ra một phần tư tổng sản phẩm quốc nội (GDP); một phần ba giá trị sản lượng công nghiệp, 30% tổng thu ngân sách quốc gia, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút một phần ba tổng số dự án FDI. Chỉ tính riêng lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thành phố có mạng lưới thương mại cổ phần năng động hoạt động khắp nước, chiếm 30% tổng dư nợ cho vay và vốn huy động của các ngân hàng cả nước. Nếu cộng thêm số vốn trên thị trường chứng khoán và số vốn huy động của thị trường bảo hiểm thì tổng tài sản tài chính của TP Hồ Chí Minh chiếm gần 50% tổng tài sản tài chính của cả nước. Ngoài những lợi thế trên, thành phố còn hội tụ nhiều yếu tố khác đặc biệt là đội ngũ trí thức đông đảo - nguồn nhân lực quan trọng chất lượng cao và hệ thống các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu... để trở thành một trung tâm công nghiệp, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế và tài chính lớn trong khu vực. Nằm giữa miền Đông và Tây Nam Bộ, thành phố có đường hàng không, cảng biển, hệ thống đường bộ thuận tiện kết nối trực tiếp với các nước trong khu vực và thế giới. Kinh tế thành phố phát triển đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế đất nước. Chỉ tính riêng giai đoạn 2006-2010, thành phố đóng góp hơn 20% GDP cả nước, hơn 30% ngân sách quốc gia, gần 30% giá trị sản xuất công nghiệp, 30% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, 40% kim ngạch xuất nhập khẩu. Mức thu nhập bình quân của người dân thành phố năm 2010 gấp khoảng 2,5 lần so với bình quân cả nước. Với những kết quả đạt được, thành phố tiếp tục giữ vững vai trò "đầu tàu" kinh tế của khu vực và cả nước và là cơ sở để thành phố có thêm nguồn lực đầu tư phát triển, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Bảng 3.1. So sánh một số chỉ tiêu của TP.HCM và các địa phương trong cả nước năm 2010

Đơn vị tính Toàn quốc Hà Nội TP. HCM Hải Phòng Đà Nẵng

Dân số trung bình 1000 người 86930 6617,9 7396,4 1857,8 926,0 Tổng sản phẩm nội địa (giá 1994) Tỷ đồng 551609 73478 150943 24004 10273 Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội địa % 6,78 11,04 11,8 11,0 11,5

Nguồn: Tổng cục thống kê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w