3.2.2.3.Chính sách và biện pháp của thành phố đã triển khai nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 92)

- Tiêu chí về mật độ kinh tế (GDP/km2)

3.2.2.3.Chính sách và biện pháp của thành phố đã triển khai nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng

cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng

Trong thời gian qua, cụ thể từ năm 2006 đến nay, Đảng bộ và chính quyền Thành phố đã đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ thúc đẩy CDCCKT và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Trong rất nhiều biện pháp quyết liệt, phải kể đến các chương trình hỗ trợ CDCCKT được thông qua tại các kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố hai nhiệm kỳ 2006 -2010 và 2011 -2015.

- Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế được Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII (giai đoạn 2006-2010) xác định là một trong năm chương trình đòn

bẩy của thành phố. Qua 05 năm triển khai thực hiện, chương trình đã góp phần thúc đẩy việc CDCCKT thành phố theo hướng tích cực, đúng định hướng. Cơ cấu kinh tế thành phố đã có sự chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ; giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và nông nghiệp để dần đưa thành phố trở thành trung tâm dịch vụ - thương mại, công nghiệp công nghệ cao của cả nước. Bên cạnh đó, nội bộ các ngành kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; tăng tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, hàm lượng khoa học - công nghệ cao; hình thành các loại hình dịch vụ chất lượng cao; giảm các ngành nghề thâm dụng lao động, gây ô nhiễm môi trường.

Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2006 - 2010 là 11%/năm, tương đương mức tăng trưởng bình quân GDP trong giai đoạn 2001 - 2005 (đạt 11%). Trong đó, giai đoạn 2006 - 2007 tăng trưởng cao, năm 2006 tăng 12,2%, năm 2007 đạt 12,6%; đến giai đoạn 2008 - 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tác động tiêu cực tình hình kinh tế - xã hội của thành phố; dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại so với các năm trước, năm 2008 tăng 10,7%, năm 2009 tăng 8,5% và năm 2010 tăng trên 11,8%. Trong đó khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng bình quân năm cao nhất, đạt mức 12,0%/năm, cao gấp 1,2 lần so với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 (10%/năm);khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng bình quân là 10%/năm, thấp hơn mức tăng bình quân của giai đoạn 2001-2005 (đạt 12,37%); khu vực nông nghiệp tăng trưởng bình quân bằng giai đoạn 2001-2005 là 5%/năm.

Sự đóng góp của các ngành trong GDP cũng có sự chuyển biến tích cực; khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 51,3% năm 2006 lên 54,5% năm 2010, khu vực công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm, từ chiếm tỷ trọng 47,4% năm 2006 giảm xuống còn 44,3% năm 2010; khu vực nông nghiệp có xu hướng đóng góp vào tỷ trọng GDP thành phố tương đối ổn định, năm 2010 là 1,2%.

Cơ cấu các thành phần kinh tế trong GDP cũng có sự chuyển dịch mạnh theo hướng có sự phát triển mạnh và đóng góp ngày càng tăng của thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, tỷ trọng trong GDP của thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã tăng từ 46,8% năm 2006 lên 49,3% năm 2009; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 20,7% năm 2006 lên 23,3% năm 2009; trong khi đó tỷ trọng trong GDP của thành phần kinh tế nhà nước đã giảm mạnh từ 32,5% năm 2006 xuống còn 27,4% năm 2009. Điều này là phù hợp với chủ trương, định hướng của thành phố trong thời gian qua là tập trung đẩy mạnh sự phát triển các thành phần kinh tế nhằm phát huy được tiềm năng và huy động vốn toàn xã

hội, trong nước và nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế thành phố.

Nhìn chung, Chương trình hỗ trợ CDCCKT thành phố đã đạt được những kết quả tích cực nhưng vẫn còn chậm; các chính sách, giải pháp hỗ trợ CDCCKT ban hành chưa đủ mạnh, chưa tạo được sự đột phá; chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế cũng còn chậm; tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao còn thấp.

- Đại hội Đảng bộ thành phố khóa IX tiếp tục xác định Chương trình hỗ trợ CDCCKT, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011 - 2015 là một trong sáu chương trình đột phá. Trên cơ sở đó, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định 24/2011/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình CDCCKT, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015. Chương trình CDCCKT hướng vào mục tiêu tổng quát là: Tập trung các nguồn lực đẩy mạnh CDCCKT, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao;phát triển nông nghiệp công nghệ cao; đi đầu cả nước trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao, bền vững. Chương trình cũng đã xác định các nhiệm vụ phát triển các ngành, đề ra các giải pháp quyết liệt nhằm tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm và doanh nghiệp;chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng tăng trưởng là động lực chủ yếu để phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ, giá trị gia tăng cao, ít gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nhân lực chất lượng cao, hướng tới phát triển kinh tế tri thức tạo ra thế và lực mới để phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, luận án tập trung nghiên cứu và có những đóng góp trên các mặt sau:

Bằng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, luận án đã trình bày khái quát tình hình kinh tế xã hội của TP.HCM, phân tích môi trường và điều kiện phát triển của thành phố TP.HCM là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học, công nghệ và đầu mối giao lưu quốc tế có vị trí quan trọng của vùng kinh tế trong điểm phía Nam và cả nước.

Luận án phân tích thực trạng của tăng trưởng và CDCCKT, làm rõ CDCCKT ngành và nội bộ ngành. TP.HCM đã thực hiện sáng tạo chủ trương phát triển nhiều

thành phần kinh tế, chủ động CDCCKT phát huy lợi thế so sánh nhằm hướng tới phát triển ổn định và bền vững. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp sang cơ cấu dịch vụ- công nghiệp-nông nghiệp đã đem lại kết quả ấn tượng của kinh tế thành phố, năng động trong việc phát triển kinh tế-thương mại của cả nước và là trung tâm phát triển kinh tế công nghiệp phía Nam trong VKTTĐPN, là một trong những nơi tập trung các doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Luận án đã phân tích một cách có hệ thống về tăng trưởng kinh tế, CDCCKT qua các thời kỳ đã tạo cơ sở đánh giá, lý giải khoa học hơn về quá trình phát triển kinh tế của thành phố luôn giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế cả nước.

Với sự phân tích CDCCKT ngành và CDCCKT nội bộ ngành, luận án cũng khái quát được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của quá trình CDCCKT và tăng trưởng kinh tế của thành phố và rút ra những kết luận quan trọng về quá trình CDCCKT. Đó là CDCCKT phải phát huy được thế mạnh của thành phố gần 10 triệu dân, đồng thời phải gắm với nhu cầu của thị, phải đảm bảo tính quy luật khách quan, tính kế thừa lịch sử. Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế phải xuất phát từ chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát huy lợi thế so sánh, phát triển ngành dịch vụ và công nghiệp có hàm lượng khoa học cao, gắn CDCCKT với xây dựng thành TP.HCM là đô thị văn minh và hiện đại.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w