- Tiêu chí về mật độ kinh tế (GDP/km2)
4.2.4.1.Hiệu quả của tăng trưởng
- Năng suất lao động
Tính bình quân giai đoạn 1991 – 2010 năng suất lao động trên địa bàn thành phố tăng 6,31%/ năm, cao hơn so với tốc độ tăng năng suất lao động của cả nước. Xét năng suất lao động theo ngành, các ngân hàng tài chính, vận tải, thông tin liên lạc là những ngành có năng suất lao động cao nhất. Tuy nhiên, so với các TP lớn trong khu vực thì năng suất lao động của TP.HCM chỉ bằng 1/3 so với Băng Cốc, 1/5 so với Kuala Lumpur…
- Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện qua hệ số ICOR cho thấy: cũng như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có hiệu quả sử dụng vốn thấp, đặc biệt là hệ số ICOR có xu hướng tăng. Trung bình giai đoạn 1996-2000 hệ số ICOR là 3,25 đã tăng lên 4,5 giai đoạn 2001 – 2005 và 6,7 giai đoạn 2006 – 2010.
- Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Năng lực cạnh tranh của TP.HCM được thể hiện thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. Theo chỉ số PCI có thể nhận thấy năng lực cạnh tranh của TP.HCM ở mức khá so với 63 tỉnh thành được xếp hạng.
Đơn vị: Thứ hạng trong cả nước
Biểu đồ 4.6. PCI của TP HCM và các địa phương
Qua biểu đồ trên đây có thể nhận thấy, từ khi Việt Nam công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, TP Hồ Chí Minh hầu như đứng trong tốp 20 của cả nước. Đặc biệt hai năm gần đây ( 2011 và 2012), TP Hồ Chí Minh đã vươn lên vị trí thứ 20 và 13, trong khi tỉnh Bình Dương tụt xuống vị trí 23 và 19.