Cơ chế tácđộng qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 47)

- Tiêu chí về mật độ kinh tế (GDP/km2)

1.3.3.Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng kinh tế có độ trễ

2.1. Cơ chế tácđộng qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế

CƠ CẤU KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.1. Cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế trưởng kinh tế

2.1. Cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế trưởng kinh tế tạp. Như trong chương 1 đã phân tích, biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được phản ánh ở 3 nội dung chuyển dịch chủ yếu, đó là: Chuyển dịch trong cơ cấu GDP, chuyển dịch trong cơ cấu lao động và chuyển dịch trong cơ cấu xuất khẩu. Vì vậy để thấy rõ cơ chế tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế cần phân tích cơ chế tác động của từng thành phần này tới tăng trưởng kinh tế.

2.1.1.1.Tác động của yếu tố chuyển dịch cơ cấu lao động

Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành sẽ tạo ra thay đổi năng suất lao động xã hội và do đó tác động đến tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

Theo lý thuyết của A. Lewis (1954), J. Fei và G. Ranis (1964), nền kinh tế của các nước đang phát triển là nền kinh tế nhị nguyên, theo nghĩa các nền kinh tế này có hai hệ thống song song cùng tồn tại là hệ thống kinh tế nông nghiệp truyền thống với năng suất thấp và hệ thống kinh tế công nghiệp hiện đại với năng suất cao. Chuyển dịch cơ cấu ngành sẽ làm chuyển dịch lao động từ những ngành năng suất lao động thấp (ngành nông nghiệp) sang các ngành có năng suất và hiệu quả cao hơn (ngành công nghiệp và dịch vụ). Việc dịch chuyển lao động như vậy sẽ khiến cho năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế tăng lên như Cornwall (1994) đã phân tích: Tác động của phân bố lại lao động tới tăng trưởng năng suất trung bình có thể được phân chia thành hai bộ phận. Thứ nhất, thay đổi tỷ trọng của lao động ở một khu vực có thể làm thay đổi tỷ trọng sản lượng của nó, điều này làm tăng trưởng năng suất toàn nền kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng năng suất của khu vực hấp thụ nhiều lao động. Thứ hai, khi lao động chuyển dịch sang một khu vực có mức năng suất cao hơn, tỷ lệ tăng trưởng năng suất trung bình sẽ tăng, giả định các yếu tố khác giữ nguyên. Ngược lại, khi lao động chuyển dịch sang khu vực có năng suất thấp hơn, thì tốc độ tăng của năng suất xã hội sẽ giảm xuống. Nhìn chung, khu vực công nghiệp và dịch vụ có mức năng suất cao hơn các khu vực khác, do đó khi lao động chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng năng suất toàn nền kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu lao động không chỉ diễn ra giữa các ngành cấp I (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) mà ngay trong nội bộ mỗi ngành, cũng sẽ có sự dịch chuyển lao động từ những phân ngành có năng suất lao động thấp sang những phân ngành có năng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w