- Về nghèo đói: TP.HCM đã rất thành công trong xóa đói giảm nghèo, là địa phương có tỷ lệ nghèo thấp nhất trong cả nước (xem bảng 4.5).
a. Dependent Variable: Lnsanluong
4.4.2. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, các chính sách, giải pháp hỗ trợ CDCCKT đã ban hành chưa đủ
mạnh, chưa tạo được sự đột phá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao. CDCCKT nói chung, chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế và cơ cấu lao động nói riêng, còn chậm; tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có năng suất lao động cao vẫn còn thấp; nền sản xuất còn mang nặng tính gia công, sơ chế dựa vào lao động giản đơn. Quy mô, tỷ trọng khu vực kinh tế tập thể quá nhỏ, chưa góp phần đáng kể vào việc tăng cường
định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường;
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế đã tạo sức hút mạnh đối với lao động nhập cư, dẫn đến
quy mô dân số tăng quá nhanh. Sự tăng nhanh dân số cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao đã làm cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trên địa bàn thành phố quá tải nghiêm trọng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Tình trạng tập trung các hoạt động kinh tế trên địa bàn khu vực trung tâm thành phố vẫn đang là xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp (như xây dựng cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp,…). Đây là biểu hiện sự kém hiệu quả trong việc sử dụng các công cụ điều tiết của chính quyền thành phố nhằm tái cấu trúc các hoạt động kinh tế và bố trí dân cư trên địa bàn.
Thứ ba, về công tác quy hoạch, quản lý đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu, kết
cấu hạ tầng ngày càng quá tải cản trở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện dân sinh. Việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố, quy hoạch chi tiết các quận, huyện còn chậm, chất lượng chưa cao; các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch kinh tế-xã hội chưa được nghiên cứu đồng bộ, chưa đảm bảo tính thống nhất dẫn tới tính khả thi chưa cao. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu về tăng trưởng kinh tế, cải thiện dân sinh và bảo vệ môi trường; tốc độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chưa kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển đô thị; đặc biệt sự gia tăng dân số cơ học và phương tiện giao thông cá nhân quá nhanh dẫn đến sự quá tải kết cấu hạ tầng đô thị vốn đã yếu kém, cùng với tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường…. đã ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế.
Thứ tư, TP.HCM là địa phương đứng thứ hai sau Hà Nội có đội ngũ khoa học -
kỹ thuật đông đảo; nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo lớn nhất phía Nam, nhưng đồng thời cũng đang diễn ra một nghịch lý: nguồn nhân lực không đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đặc biệt là nhu cầu nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế. Tình trạng thiếu lao động có kỹ thuật, nhất là cho các ngành kinh tế mũi nhọn như phát triển thị trường tài chính, phát triển công nghệ thông tin, phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao,… đang đặt ra khá gay gắt.
Thứ năm, chức năng quản lý kinh tế và quản lý một đô thị có quy mô lớn như
TP.HCM, đang là sự bất cập đối với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay. Sự bất cập này thể hiện trên rất nhiều lĩnh vực, từ sự điều tiết hoạt động của nền kinh tế theo định hướng quy hoạch đến trật tự đô thị, quản lý đất đai xây dựng, bảo vệ môi trường,…
Thứ sáu, chất lượng giáo dục-đào tạo và nguồn nhân lực chưa tương xứng với
yêu cầu phát triển và hội nhập; khoa học và công nghệ chưa thật sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. xây dựng hệ thống trường lớp theo quy hoạch
còn chậm, nhất là các địa bàn đang đô thị hóa; chất lượng giáo dục-đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển và hội nhập. Nội dung đào tạo chưa sát với thực tiễn, chưa toàn diện, chất lượng, cơ cấu đào tạo nghề chưa theo kịp nhu cầu thị trường lao động; chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, việc đào tạo đội ngũ chuyên gia, lao động kỹ thuật cao còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Thứ bẩy, Khai thác tiềm lực khoa học – công nghệ và năng lực sáng tạo, ứng
dụng công nghệ còn hạn chế; phát triển khoa học – công nghệ chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội; thị trường công nghệ chưa thật sự sôi động; nghiên cứu dự báo còn yếu; trình độ công nghệ của một số bộ phận doanh nghiệp ở các ngành, lĩnh vực còn lạc hậu so với một số đô thị trong khu vực, đổi mới chậm; đầu tư phát triển khoa học-công nghệ chưa nhiều; cơ chế quản lý vốn ngân sách đầu tư nghiên cứu khoa học còn nặng về hành chính, kết quả ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học chưa cao.
Kết luận chương 4
Trong chương 4, Luận án đã nghiên cứu tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng của Thành phố và đã đạt được những kết quả chủ yếu sau đây:
- Đã phân tích tổng quan về quan hệ giữa CDCCKT và tăng trưởng kinh tế của TP.HCM qua các giai đoạn trong thời kỳ 1986-2012 và cho thấy: Thời kỳ 1991 -1995, chuyển dịch cơ cấu thấp (2,9%) dẫn đến tăng trưởng kinh tế thời kỳ sau đạt thấp (10,3%); Đến thời kỳ 1996 -2000, chuyển dịch cơ cấu nhanh hơn nên tạo tăng trưởng cao hơn (11%); Giai đoạn 2001-2005, cơ cấu chuyển dịch chậm hơn (3,12%) dẫn đến tăng trưởng ở giai đoạn 2006-2012 đạt thấp hơn (10,4%). Như vậy về cơ bản, mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng của TP.HCM tuân theo quy luật chung là chuyển dịch cơ cấu nhanh sẽ tạo ra sức tăng trưởng nhanh với độ trễ trung hạn.
- Luận án đã phân tích cụ thể tác động của chuyển dịch cơ cấu đến tăng trưởng qua khảo sát động thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng, từ đó cho nhận thức mới. Đó là: Do chuyển dịch cơ cấu ngành còn chậm và thiếu ổn định theo thời gian, thời đồng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành còn thiếu vững chắc, nên chưa cho phép phát huy đúng mức lợi thế so sánh, chưa tạo ra lợi thế so sánh mới để hình thành các ngành chủ lực cho trung và dài hạn để tạo điều kiện cho tăng trưởng liên tục với tốc độ cao
- Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng kinh tế thời gian qua của thành phố còn hạn chế do chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm; chưa theo hướng tích cực, thể hiện ở tỷ trọng lao động trong các ngành có năng suất lao động
cao còn thấp; trong các ngành có tỷ trọng lớn thì năng suất lao động chậm được cải thiện.
- Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa biểu hiện thành xu hướng tích cực và rõ nét. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu qua chế biến tăng chậm và thiếu ổn định, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu có tỷ lệ phụ thuộc rất cao từ nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, tác động của chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế của Thành phố còn thiếu sự ổn định, hay nói cách khác, mối quan hệ này còn lỏng lẻo.
- Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đến chất lượng tăng trưởng thời gian qua tuy có cải thiện song còn chậm. Chuyển dịch cơ cấu đã góp phần nâng cao năng suất lao động, Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được cải thiện, Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tuy có cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh qua một thời gian dài vẫn ít có sự cải thiện đáng kể.
- Bằng công cụ kinh tế lượng và phần mềm SPSS 18.0, đề tài đã ước lượng được phương trình hàm sản xuất phản ánh mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố vốn đầu tư, lao động, CDCCKT và cơ cấu xuất khẩu sản phần thô, từ đó lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tăng trưởng kinh tế. Theo mô hình, biến số vốn đầu tư (It) đóng góp 50,14%, Lt đóng góp 19,16%; Chuyển dịch cơ cấu (Art) đóng góp 27,16%; trong khi đó biến cơ cấu xuất khẩu đóng góp 3,54 %.
- Trên cơ sở phân tích tác động, luận án đã rút ra được những thành tựu (mặt tích cực) và những hạn chế trong quan hệ tác động của Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tăng trưởng kinh tế của thành phố đồng thời chỉ ra các nguyên nhân của các hạn chế.
CHƯƠNG 5