1.2.3.2.Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế (Mô hình Solow)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 29 - 31)

- Tiêu chí về mật độ kinh tế (GDP/km2)

1.2.3.2.Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế (Mô hình Solow)

Năm 1956, nhà kinh tế học người Mỹ là Robert Solow (1924) với bài viết “Một đóng góp cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế” đã xây dựng nên mô hình tăng trưởng tân cổ điển, còn được gọi là mô hình tăng trưởng Solow. Với những đóng góp mới của mô hình trong lý luận về tăng trưởng kinh tế, Solow đã nhận được giải thưởng Nobel Kinh tế vào năm 1987.

Cuối thế kỷ 19 là thời kỳ đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật. Hàng loạt các phát minh khoa học và hàng loạt các nguồn tài nguyên được khai thác phục vụ cho quá trình sản xuất. Sự chuyển biến này đã có những ảnh hưởng rõ rệt trong các trào lưu chính của tư tưởng kinh tế. Sự phát triển của trào lưu này hình thành một trường phái kinh tế mới, đứng đầu là Alfred Marshall (1842 -1924), tác phẩm chính của Ông là "Các nguyên lý của kinh tế học" xuất bản 1890, do đó thời gian này được coi như điểm mốc đánh đấu sự ra đời của trường phái tân cổ điển. Những tư tưởng cơ bản của trường phái này có những điểm mới so với các nhà kinh tế cổ điển và của J.Keyns. Nếu như Ricardo và cả Keynes đều cho rằng, hệ số kết hợp giữa vốn và lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm luôn luôn cố định thì trường phái tân cổ điển đã bác bỏ quan điểm đó, họ cho rằng vốn và lao động có thể kết hợp với nhau theo những tỷ lệ khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể về sự tương quan giữa hai yếu tố này. Nếu có nhiều lao động hơn so với vốn, thì một phương án sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động sẽ hình thành. Ngược lại, nếu thiếu hụt lao động thì các biện pháp khai thác và sử dụng vốn sẽ được sử dụng tối đa trong sản xuất sản phẩm, hệ số ICOR sẽ tăng lên. Từ quan điểm trên đây các nhà kinh tế học tân cổ điển cũng đưa ra khái niệm "Sự phát triển kinh tế theo chiều sâu" có nghĩa là gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động trong sản xuất, còn sự gia tăng vốn phù hợp với sự gia tăng về lao động được gọi là "phát triển kinh tế theo chiều rộng". Cải tiến trong các phương pháp sản xuất sẽ là cơ sở gia tăng khối lượng sản phẩm và xu hướng của thay đổi trong kỹ thuật là đa số các sáng chế đều có khuynh hướng dùng vốn để tiết kiệm nhân công.

Những ý tưởng đó chính là xuất phát điểm cho kết luận của Solow về vai trò quyết định của tiến bộ kỹ thuật để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, khi nghiên cứu vai trò của tiến bộ công nghệ kỹ thuật trong tăng trưởng kinh tế, Solow lại cho rằng, đây là yếu tố tác động từ bên ngoài và sự tăng trưởng kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào những cú sốc về tiến bộ công nghệ từ bên ngoài đưa đến. Vì vậy người ta thường gọi mô hình Solow là mô hình tăng trưởng ngoại sinh.

Theo Solow hoạt động sản xuất trong nền kinh tế là sự kết hợp của các yếu tố vốn (K), lao động (L) và yếu tố kỹ thuật công nghệ (T). Hàm sản xuất tổng quát có dạng:

Y = f(K,L,T) (1.4)

Theo Solow, yếu tố T tạo nên hiệu quả của lao động (E); hiệu quả lao động phản ánh trình độ công nghệ của xã hội. E và L luôn đi đôi với nhau, L.E được gọi là số lao động hiệu quả (gọi là công nghệ bao hàm trong lao động). Hàm sản xuất của Solow còn có thể được viết: Y(t) = F(K,E.L). Trong hàm sản xuất của Solow, các yếu tố đầu vào không phải là vốn, lao động và công nghệ sẽ không có vai trò lớn trong quá trình sản xuất. Nói cách khác, so với hàm sản xuất tổng quát truyền thống thì yếu tố đất đai và các loại tài nguyên thiên nhiên khác không được đưa vào trong mô hình Solow. Theo ông, nó không thể có quan hệ hàm số với quy mô sản lượng, bỏ yếu tố tài nguyên thiên nhiên khỏi hàm sản xuất làm cho các kết luận về vai trò của ba yếu tố còn lại trở nên chính xác hơn.

Mô hình Solow có thể viết dưới dạng cụ thể:

(1.5)

α α −

=TK L1

Trong đó, và lần lượt là sản lượng, vốn và lao động của nền kinh tế, T là tổng hợp các yếu tố không đưa vào mô hình, thông thường T được hiểu là tác động của khoa học công nghệ. Có thể biến đổi mô hình trên về dạng sau:

(1.6) Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng kinh tế;

k là tỷ lệ tăng vốn; l là tỷ lệ tăng lao động;

t là tác động của khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 29 - 31)