3.2.2.1.Huy động vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 87)

- Tiêu chí về mật độ kinh tế (GDP/km2)

3.2.2.1.Huy động vốn đầu tư

Đầu tư phát triển xã hội của TP.HCM tăng cả về qui mô và tốc độ tăng trưởng, tạo nguồn lực cho phát triển sản xuất. Nhìn chung, vốn đầu tư đóng vai trò chủ yếu và ngày càng tăng trong nền kinh tế và CDCCKT vì xét về dài hạn thì đầu tư là nhân tố chính tạo ra quá trình tăng trưởng từ đó kéo theo cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch theo. Trong nhiều năm qua, TP.HCM luôn dẫn đầu cả nước về thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đó là một trong những thế mạnh của thành phố và đóng

góp quan trọng vào quá trình CDCCKT và phát triển khu có thế mạnh của thành phố. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng của thành phố được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 3.10. Tổng hợp nguồn vốn đầu tư của TP.HCM giai đoạn (1993-2012)

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 1993 1995 2000 2005 2010 2012 Tổng số: 7.278 12.71 3 25.852 46.645 170.098 217.074 1.Vốn ngân sách nhà nước, trong đó: - Vốn NS Trung ương - Vốn NS địa phương 771 32 739 934 934 709 2.979 368 2.611 8.501 960 7.540 21.939 3.189 18.750 20.645 3.685 16.960 2.Vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài ---- 7.365 84.763 128.919

3.Vốn khác 6.506 30.780 63.396 67.509

Nguồn: Niên giám Thống kê TP.HCM (1993-2012)

Biểu đồ 3.3. Đồ thị tổng hợp vốn đầu tư TP.HCM giai đoạn (1993-2012)

Xét trên đồ thị (Biểu đồ 3.3) ta thấy vốn đầu tư của TP.HCM luôn tăng, trong đó các nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng cao nhất, cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn giữ vai trò quan trọng, nếu năm 1994 nguồn vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu được đầu tư ở mức 2.868 tỷ đồng, đến năm 1998 nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố đã là 8.217 tỷ đồng, đặc biệt năm 1997 là 8.749 tỷ đồng, từ năm 1999 nguồn vốn này giữ bắt đầu có sự biến đổi, từ năm 2000 đến năm 2005 mức đầu tư chững lại ở mức từ 6.319 tỷ đồng đến 7.365 tỷ đồng, trong thời kỳ 2006 đến 2012 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố tăng rất nhanh nếu năm 2006 là 8.929 tỷ đồng, thì năm 2008 là 18.976 tỷ đồng, năm 2010 là 84.763 tỷ đồng và đặc biệt năm 2012 là 128.919 tỷ đồng. Qua đây cho thấy cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM cũng có vai trò rất quan trọng cho qua trình phát triển kinh tế của thành phố và CDCCKT.

Năm Đầu tư (tỷ đồng- giá thực tế) GDP (tỷ đồng-giá thực tế) Đầu tư/GDP (%) 1993 7.278 23.722 31 1994 9.556 28.271 34 1995 12.713 36.975 34 1996 18.643 45.545 41 1997 22.959 52.765 44 1998 23.984 61.226 39 1999 18.897 69.001 27 2000 25.853 75.862 34 2001 28.535 84.852 34 2002 32.413 96.402 34 2003 36.628 113.325 33 2004 46.996 137.086 34 2005 46.645 165.296 28 2006 54.751 160.561 34 2007 77.670 229.197 34 2008 99.407 287.513 35 2009 117.897 334.190 35 2010 170.098 463.295 36 2011 202.937 576.225 35 2012 217074 658.676 32

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM (1993-2012)

Biểu đồ 3.4. Đồ thị mối quan hệ giữa đầu tư và GDP của TP.HCM giai đoạn (1993-2012)

Từ số liệu trên ta thấy vốn đầu tư của thành phố luôn được coi trọng, luôn chiếm tỷ lệ cao trong GDP của thành phố, năm 1999 do chịu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính của khu vực Đông Nam Á nên kinh tế thành phố cũng chịu tác động, vốn đầu tư

năm 1999 chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cả giai đoạn (1993-2012), chiếm 27% GDP, các năm khác đều đạt trên 33%, đặc biệt năm 1997 chiếm tới 44% GDP, từ năm 2008 kinh tế thành phố cũng như cả nước chịu ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu nên đầu tư cũng chịu tác động giảm, năm 2008 và 2009 vốn đầu tư của thành phố chiếm 35% GDP của thành phố đến năm 2012 vốn đầu tư thành phố chiếm 32% GDP.

Tình hình đầu tư trên địa bàn thành phố tính theo khu vực được thống kê theo bảng sau:

Bảng 3.12. Cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn TP.HCM chia theo khu vực giai đọan 1993-2012 Đơn vị tính (%) Chỉ tiêu 1993 (%) 1995 (%) 2000 (%) 2005 (%) 2010 (%) 2012 (%)

Khu vực trong nước 100 57,8 63,1 83,4 50,2 40,6

Khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài 0 42,2 36,9 16,6 49,8 59,4

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM (1993-2012)

Biểu đồ 3.5. Đầu tư trong nước và nước ngoài giai đoạn (1993-2012).

Từ số liệu trên ta thấy tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài vào TP.HCM có một vai trò quan trọng, trong thời kỳ (1994-2000), tỷ trọng này luôn giữ ở mức trên 30% tổng vốn đầu tư, sang thời kỳ (2001-2004), tỷ trọng vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm dần từ 29,4% năm 2001 xuống còn 17,3% năm 2004, sang giai đoạn

(2005-2012) tỷ trọng vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn tăng ở mức cao năm 2005 mức tăng là 16,5%, năm 2008, 2009 là 18,5%, năm 2010 là 49,8%, năm 2011 là 59,9% và năm 2012 là 59,4%.

Trong 10 năm phát triển KCN, KCX đã có 13 KCN, KCX ra đời và thu hút 326 dự án đầu tư nước ngoài, 317 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 1,29 tỉ USD và gần 6.500 tỉ đồng. Hơn 500 nhà máy đã đi vào hoạt động, đóng góp 3,36 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu và đã giải quyết việc làm cho hơn 100.000 lao động. Những động thái trên đã góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển và thúc đẩy quá trình đô thị hóa tại TP.HCM. Nhìn chung các KCN, KCX đã đi vào hoạt động ổn định, đặc biệt là các KCN, KCX có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, tính đến nay tỷ lệ lấp đầy tại các KCN – KCX đạt 70% ở giai đoạn 1; tỷ lệ lấp đầy tại các KCN-KCX trên địa bàn TP.HCM đạt từ 50% trở lên. Năm 2005, tổng vốn đầu tư nước ngoài và trong nước theo ngoại tệ là 310 triệu USD, đạt 91% chỉ tiêu đề ra song vẫn đứng trong 3 vị trí đầu trong tổng 67 KCN – KCX của cả nước và kết quả thu hút vốn đầu tư trong năm, đồng thời đã có thêm 109 nhà máy đi vào sản xuất; phần lớn doanh nghiệp hoạt động bình thường, kim ngạch xuất khẩu cả nước, là năm thứ tư xuất siêu là 160 triệu USD. Năm 2007 các KCN, KCX đã thu hút thêm 16.000 lao động, đưa tổng số lao động, cao nhất trong các năm qua, đưa tổng số lao động trong KCN và KCX lên đến trên 100.000 người.

Số Giấy phép đầu tư tại thành phố và vốn đăng ký đầu tư của các KCN và KCX mặc dù trong thời gian qua có giảm sút, nhưng so với tình hình chung của cả nước TP.HCM vẫn đạt được kết quả khả quan. Vốn đầu tư bình quân của một giấy phép đầu tư nước ngoài là 4,35 triệu USD, của một giấy phép đầu tư trong nước là 16.75 tỷ VNĐ. Tính riêng năm 2007, vốn đầu tư bình quân của một giấy phép đầu tư nước ngoài là 1.68 triệu USD thấp hơn mức bình quân của các năm trước; vốn bình quân của một giấy phép đầu tư trong nước là 24,4 tỷ VNĐ cao hơn mức bình quân của các năm.

Đã có 18 quốc gia, lãnh thổ nước ngoài đầu tư vào KCN và KCX (Châu Á: 9, Châu Âu và Mỹ: 6, Canada, Úc). Trong đó 5 quốc gia, lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất là: Nhật Bản (408,80 triệu USD) với 55 giấy phép đầu tư), Đài Loan (275,77 triệu USD với 106 giấy phép đầu tư), Hồng Kông (130,28 triệu USD với 18 giấy phép đầu tư), (Hà Lan 98,40 triệu USD với 4 giấy phép đầu tư), Hàn Quốc (69,92 triệu USD với 31 giấy phép đầu tư). ( Chi tiết xem Phụ lục số 06/LA-TS)

Nhờ cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư vào KCN và KCX thông thoáng và có nhiều ưu đãi của chính quyền thành phố do đó đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào các KCN, KCX. Theo Ban Quản lý các KCN và KCX TP.HCM, trong

năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 2 KCX Tân Thuận và Linh Trung tại TP.HCM đạt 5.385,79 triệu USD. Trong đó xuất khẩu là 2.741,41 triệu USD, tăng 33,8% so với năm 1999; nhập khẩu là 644,38 triệu USD, tăng 43,3%. Hàng từ các KCX đã được xuất đi trên 50 nước và khu vực trên thế giới, thu được 2.728,44 triệu. USD, bằng 98,2% kim ngạch xuất. Nhật Bản là quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất với 44,0%, tiếp theo là EU (25,4%), Đài Loan (9,3%), các nước ASEAN (4,4%), Mỹ (2,0%),… Hàng xuất vào nội địa chỉ đạt 82,97 triệu USD, chiếm 1,8% kim ngạch xuất. Các sản phẩm và dịch vụ có vốn đầu tư chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư vào KCN và KCX được trình bày trong bảng 3.13 dưới đây.

Bảng 3.13. Sản phẩm và dịch vụ với vốn đầu tư trong KCN và khu chế xuất

KCX Tân Thuận KCX Linh trung Các KCN khác

Vốn nước ngoài Vốn trong nước Vốn nước ngoài Vốn trong nước

Điện, điện tử 30% Giày 34% Hoá chất, dược 23% Cao su, nhựa 25% Dệt, may 18% Điện, điện tử 17% Thực phẩm 14% Dệt may 20% Cơ khí 14% Dệt, may 15% Gỗ, bao bì 11% Gỗ, bao bì 12%

Nhựa 11% Chế biến gỗ 8% Cơ khí 7% Thực phẩm 9%

Nguồn: Ban quản lý các KCX, KCN của TP.HCM 3.2.2.2.Lực lượng lao động

Lao động thành phố tăng hàng năm được thể hiện trên bảng sau: Năm 1993 lao động thành phố là 1,668 triệu lao động, năm 1997 là 1,834 triệu lao động, tăng 9,9%, năm 1998 là 1,883 triệu lao động, năm 2002 là 2,405 triệu lao động, tăng 27% và năm 2003 là 2,503 lao động đến năm 2009 là 3,118 triệu lao động, tăng 25,5%. Nếu xét cho toàn thời kỳ ta thấy lao động trải qua 17 năm lực lượng lao động của thành phố tăng 1,450 triệu lao động, tương ứng 53%, tính bình quân lực lượng lao động thành phố tăng 3,1%/năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w