So sánh động thái chuyển dịch cơ cấu và động thái tăng trưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 100 - 101)

- Tiêu chí về mật độ kinh tế (GDP/km2)

PHÂN TÍCH TÁCĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4.2.1. So sánh động thái chuyển dịch cơ cấu và động thái tăng trưởng

Để thấy rõ hơn sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến tăng trưởng kinh tế cần so sánh tương tác của chúng theo từng thời kỳ trên cơ sở những phân tích về động thái chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và động thái tăng trưởng kinh tế như đã trình bày trong chương 3.

Tốc độ tăng trưởng của TP.HCM và cả nước được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 4.1. Tăng trưởng GDP của TP.HCM và cả nước

Đơn vị: % Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 TP.HCM 12,5 14,6 15,3 14,9 12,1 9,2 6,2 9 9,5 10,2 Cả nước 8,1 8,8 9,5 9,3 8,2 5,8 4,8 6,7 6,9 7,1 Năm 2003 2004 200 5 2006 2007 2008 200 9 2010 201 1 2012 TP.HCM 11,4 11,7 12,2 12,2 12,6 10,7 8,7 11,7 10,3 9,2 Cả nước 7,3 7,7 8,4 8,2 8,5 6,3 5,3 6,7 5,8 5,4

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM (1993-2012)

Dựa vào biểu đồ 4.2 có thể thấy tăng trưởng GDP của TP.HCM giai đoạn 1993- 2012 có thể chia làm 4 thời kỳ:

-Thời kỳ thứ nhất: từ năm 1991-1995, tốc độ tăng từ 12,5% đến đỉnh điểm năm 1995 là 15,3%;

-Thời kỳ thứ hai: từ năm 1996 tốc độ tăng trưởng bắt đầu giảm dần từ 14,6% xuống mức thấp nhất năm 1999 là 6,2%.

- Thời kỳ thứ 3: từ 2000 -2007, tốc độ tăng trưởng GDP lại tăng theo chu kỳ mới từ 9% năm 2000 lên 12,6% năm 2007 và 10,7% năm 2008.

-Thời kỳ thứ 4: từ năm 2009 -2012, tốc độ tăng trưởng đạt thấp vào năm 2009 với 8,7 % và phục hồi chậm chạp đạt mức 9,2% năm 2012.

Dựa vào phương pháp hệ số véc tơ có thể tính được tỷ lệ CDCCKT cho từng thời kỳ, qua đó so sánh để đưa ra các đánh giá. Cụ thể: thời kỳ 1991 – 1995 có tỷ lệ chuyển dịch 2,9%; thời kỳ 1996 -2000, giá trị Cosφ = 0,997, tương ứng tỷ lệ chuyển dịch là 4,86%; Thời kỳ 2001-2005 chuyển dịch 3,12% với Cosφ = 0,9987 và thời kỳ 2006- 2012 chuyển dịch 4,3% với Cosφ = 0,9977. Như vậy thời kỳ 1996- 2000 có tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu cao nhất, thứ đến là thời kỳ 2006 -2010; thời kỳ 2001 – 2005 có tỷ lệ chuyển dịch nhanh thứ 3 và cuối cùng thời kỳ 1995 – 1996 có tỷ lệ chuyển dịch thấp nhất, thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu và tốc độ tăng trưởng

Thời kỳ Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1991 -1995 2,9% ---- 1996- 2000 4,86% 10,3% 2001 -2005 3,12 % 11,0% 2006 - 2012 4,3% 10,4%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Cần lưu ý rằng, sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tăng trưởng bao giờ cũng có độ trễ. Trong trường hợp nền kinh tế chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ như thời gian qua, độ trễ được xác định là một khoảng thời gian trung hạn (5 năm). Qua bảng trên cho thấy quá trình tăng trưởng của TP.HCM cũng chịu tác động của chuyển dịch cơ cấu trong thời kỳ trung hạn. Thời kỳ 1991 -1995, chuyển dịch cơ cấu thấp (2,9%) dẫn đến tăng trưởng kinh tế thời kỳ sau đạt thấp (10,3%); Đến thời kỳ 1996 -2000, chuyển dịch cơ cấu nhanh hơn nên tạo tăng trưởng cao hơn (11%); Giai đoạn 2001-2005, cơ cấu chuyển dịch chậm hơn (3,12%) dẫn đến tăng trưởng ở giai đoạn 2006 -2012 đạt thấp hơn (10,4%). Như vậy về cơ bản, mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng của TP.HCM tuân theo quy luật chung là chuyển dịch cơ cấu nhanh sẽ tạo ra sức tăng trưởng nhanh với độ trễ trung hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w