Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 78 - 83)

- Tiêu chí về mật độ kinh tế (GDP/km2)

3.2.2.2.Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành

TRONG THỜI GIAN QUA

3.2.2.2.Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành

a. Chuyển dịch nội bộ ngành nông – lâm - ngư nghiệp

Nông nghiệp tuy chỉ chiếm hơn 1,2% GDP của thành phố nhưng cũng đang chuyển dịch tích cực theo hướng nông nghiệp đô thị, sản xuất giống cây, giống con và các sản phẩm có chất lượng, hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Với tốc độ đô thị hóa nhanh và việc hình thành các KCN ở nông thôn ngoại thành, phạm vi không gian hoạt động của ngành sẽ bị thu hẹp (nhất là ngành trồng trọt), số lượng lao động sẽ chuyển dịch 1 phần lớn sang hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp tại chỗ, do đó nhịp độ tăng trưởng của cả thời kỳ 1993 - 2012 với mức độ thấp hơn thời gian qua, tỷ trọng sẽ ngày càng nhỏ trong GDP.

Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông-lâm-ngư nghiệp của TP.HCM giai đoạn (1993-2012)

Đơn vị tính: %

Năm Tổng số Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

1993 100 84,2 3,67 12,13 1995 100 83,7 4,38 11,90 2000 100 83,3 3,90 12,80 2005 100 67,5 2,50 30,00 2010 100 77,6 1,3 21,1 2011 100 78,4 1,1 20,5 2012 100 76,1 0,9 23,0

Theo số liệu bảng 3.3 ta thấy về cơ cấu giá trị nông nghiệp luôn chiếm ưu thế và chiếm tỷ lệ tương đối cao trên 70% cơ cấu ngành nông – lâm- ngư nghiệp. Nhìn tổng thể, qua 20 năm tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 8,1 điểm phần trăm (từ 84,2% năm 1993 xuống 76,1% năm 2012); tỷ trọng lâm nghiệp giảm 2,77 điểm % (từ 3,67% xuống 0,9%); Tỷ trọng Thủy sản tăng lên 10,87 điểm % (từ 12,13% lên 23% năm 2012). Như vậy, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp mở rộng có sự chuyển dịch đúng hướng, tuy nhiên tốc độ còn chậm. Đến nay, tỷ trọng nông nghiệp trong nông nghiệp mở rộng vẫn còn cao (76,1%).

Như vậy, ngành nông nghiệp TP.HCM đã từng bước điều chỉnh, cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi đã thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng chăn nuôi. Thành phố đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng hoa, rau an toàn, cỏ chăn nuôi và cây công nghiệp có giá trị cao hàng năm. Cụ thể năm 2009 thành phố có 13.000 ha rau màu các loại, tăng 30%, còn diện tích trồng hoa, cây kiểng đạt 1.910 ha, tăng 14,5% so vớn năm 2008. Diện tích trồng cỏ chăn nuôi đạt 3.000 ha, tăng 138% và sản lượng tăng 34,5%. Phát triển nông nghiệp gắn với đô thị và phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp chất lượng cao là mục tiêu mà ngành nông nghiệp cần hướng tới.

Cùng với nông nghiệp, lâm nghiệp cũng được thành phố quan tâm, với chủ trương bảo vệ, phát triển rừng và cây xanh, ngành lâm nghiệp thành phố đã mang lại những kết quả nhất định: năm 1993 diện tích rừng của thành phố là 26.617 ha, chiếm 12,72 diện tích tự nhiên của thành phố. Đến năm 2000, diện tích rừng tăng lên 32.696 ha, chiếm 15,6%, đến năm 2006 diện tích rừng tăng lên 33.771,5 ha, chiếm 16,11% và năm 2009 diện tích rừng tăng lên là 38.953,95 ha, chiếm 18,59% diện tích tự nhiên của thành phố và hiện nay TP.HCM đã có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 36.179,77 ha, chiếm tỷ lệ 17,26% tổng diện tích tự nhiên. Đây chủ yếu là rừng phòng hộ môi trường là chủ yếu, tập trung ở các huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và quận 9, riêng rừng Sác Cần Giờ có diện tích 33.076 ha, là khu dự trữ sinh quyển quốc gia được giữ gìn rất nghiêm ngặt. Bên cạnh đó rừng ngập mặt Cần Giờ đã được tổ chức MAB/UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Đối với ngành thủy sản, cá là loài thủy sản đóng góp đáng kể và luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành thủy sản của thành phố. Tuy nhiên, sản lượng khai thác qua các năm chưa cao và đang có xu hướng giảm, sản lượng khai thác thủy sản vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố. Hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố đã diễn biến theo hướng gia tăng, chuyển dần từ đánh bắt sang nuôi trồng thủy sản.

b. Chuyển dịch nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng

Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế bước đầu đạt kết quả tích cực, từng bước tạo chuyển biến về chất trong cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng

các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ cao. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006-2010 bằng 1,85 lần giai đoạn 2001 - 2005. Bốn ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố là cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến tinh lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong sản xuất công nghiệp.

- Ngành Công nghiệp chế biến là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP, tốc độ tăng trưởng nhanh. Công nghiệp thành phố có thế mạnh ở các sản phẩm: kim loại, hóa chất, may, da, điện tử. Trong những năm tới, với chủ trương hiện đại hóa, ngành công nghiệp sẽ được tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, cùng với việc hình thành các KCX và các KCN, sẽ tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển với tốc độ như trong giai đoạn vừa qua.

- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước: hoạt động chủ yếu của ngành là điện và nước do Nhà nước độc quyền quản lý. Ngành này có tác động rất lớn đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Mức tăng trưởng của ngành trong thời gian qua khá chậm tuy thành phố đã có những cố gắng để duy trì và phát triển ngành.

- Ngành xây dựng: tốc độ tăng trưởng của ngành này trong thời gian qua rất cao. Trên địa bàn thành phố tập trung nhiều đơn vị xây dựng có trang thiết bị hiện đại có khả năng thi công nhiều công trình tầm cỡ. Để đáp ứng cho nhu cầu sẽ tăng nhanh trong những năm sắp đến, ngành này cũng sẽ duy trì nhịp độ tăng trưởng cao.

Bảng 3.4. Cơ cấu giá trị sản phẩm ngành công nghiệp-xây dựng TP.HCM giai đoạn 1993-2012

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM (1993-2012)

Trong cơ cấu ngành công nghiệp của TP.HCM, công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng 0,2% năm 1995 tăng liên tục đến năm 2000 đạt mức 15,7%, năm 2001 chiếm tỷ trọng 13,1% giảm liên tục cho đến năm 2012 còn 0,98%. Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống chiếm tỷ trọng 27,3% năm 1993, năm 1998 là 24,4%, năm 1999 là 22,5% và giảm còn 15,87% năm 2012. Trong các ngành công nghiệp ta thấy công nghiệp chế biến, cơ cấu chính là công nghiệp sản xuất ngành tiêu dùng đặc biệt là công

Cơ cấu ngành Năm

1993 1995 2000 2005 2010 2011 2012Khai thác khoáng sản 0,2 0,2 15,7 11,2 0,86 1,09 0,98 Khai thác khoáng sản 0,2 0,2 15,7 11,2 0,86 1,09 0,98 Chế biến thực phẩm, đồ uống 27,3 27,5 24,1 20,6 14,35 15,97 15,87 Chế biến gỗ, lâm sản 3,6 2,7 1,8 2 0,77 0,80 0,74 Sản xuất vật liệu xây dựng 5,3 5,2 6,4 4,6 4,2 4,1 4

Hóa chất 7,5 8 5,1 5,6 8,28 8,07 7,83

Dệt may, da, giầy 18,1 18,1 12,3 12,3 6,52 6,08 7,04 Chế tạo và gia công kim loại 4,0 3,8 3 4,6 8,39 8,48 7,53 Sản xuất phân phối điện nước 4,0 3,3 5,6 5,6 1,18 1,20 1,15 Công nghiệp khác 30,0 31,2 26 33,5 55,45 54,21 54,86

nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, ngành dệt may, da, giầy. Đây là hai ngành chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao. Cùng với sự phát triển của công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản, ở TP.HCM đã hình thành một số ngành công nghiệp phù hợp với lợi thế của thành phố và nhu cầu của thị trường như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế tạo cơ khí, hóa chất. Các ngành công nghiệp này cũng đã có một vị trí đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố và đã thúc đẩy CDCCKT nội bộ ngành.

c. Chuyển dịch nội bộ ngành dịch vụ

Trong các năm trở lại đây khu vực dịch vụ của TP.HCM vẫn có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành. Trong đó bốn ngành dịch vụ gồm: Tài chính-ngân hàng, du lịch, vận tải, dịch vụ cảng, kho bãi và bưu chính viễn thông vẫn là những ngành mũi nhọn, cho thấy sự chuyển dịch ngành dịch vụ là đúng hướng. Mặc dù, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng khoa học kỹ thuật và giá trị gia tăng cao chiếm tỷ trọng còn thấp trong cơ cấu GDP, nhưng đang có xu hướng tăng trưởng phù hợp với mục đích CDCCKT của thành phố theo hướng phát huy lợi thế cạnh tranh. Sự phát triển của khu vực dịch vụ trên địa bàn TP.HCM đã và đang gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và kinh tế của cả nước.

Ngành dịch vụ của TP.HCM có tốc độ tăng trưởng khá ổn định và vững chắc. Căn cứ vào số liệu thống kê, trong tương quan so sánh với ngành Công nghiệp – xây dựng có thể nhận thấy tăng trưởng ngành dịch vụ được chia ra hai giai đoạn. Giai đoạn 1993-2005, tăng trưởng bình quân hàng năm là 9,3%, thấp hơn tăng trưởng ngành Công nghiêp – xây dựng. Tuy nhiên kể từ năm 2006 tăng trưởng dịch vụ có xu hướng cao hơn ngành công nghiệp, trừ năm 2011. Về mặt cơ cấu nội bộ ngành có thể thấy rõ qua số liệu ở bảng sau:

Bảng 3.5. Cơ cấu GDP của ngành dịch vụ TP.HCM (1993-2012)

Đơn vị tính: %

Năm 1993 1995 2000 2005 2009 2010 2011 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu vực III (%) 100 100 100 100 100 100 100 100

Thương nghiệp 29,15 30,09 31,58 31,81 31,85 21,72 21,97 22,20 Khách sạn, nhà hàng 11,11 14,85 15,31 14,87 14,63 5,65 5,83 5,79 Vận tải, bưu điện, kho bãi 11,35 13,35 14,18 15,87 17,07 17,89 17,87 19,77 Tài chính, tín dụng 3,83 5,87 6,23 10,57 21,9 20,26 22,38 18,75 Khoa học công nghệ 0,56 0,68 0,86 1,13 1,30 7,59 8,18 9,08 Dịch vụ khác 44 35,16 31,84 25,75 13,25 26,89 23,77 24,41

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM (1993-2012)

- Ngành thương nghiệp: đây là ngành truyền thống, đặc trưng của phát triển đô thị, phát triển kinh tế. Thời gian qua nhờ chủ trương lưu thông hàng hóa tự do, khuyến

khích phát triển xuất nhập khẩu cùng với xu hướng tiếp cận thị trường của các nhà sản xuất, đã hình thành một lực lượng hoạt động thương nghiệp và hoạt động quảng cáo nên ngành này đã phát triển phong phú và đa dạng. Trong cơ cấu của ngành dịch vụ, tỷ trọng thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 1993 chiếm 29,15%, năm 1995 chiếm 30,09%, năm 2000 chiếm 31,58%, 2005 chiếm 31,81% và năm 2009 chiếm 31,85% và năm 2012 chiếm 22,2%.

- Ngành khách sạn, nhà hàng: với sự phát triển du lịch, với vai trò là trung tâm giao lưu nhiều mặt của khu vực và cả nước, hoạt động khách sạn nhà hàng cũng đã phát triển khá mạnh mẽ (14,33%/năm) giai đoạn 1993 – 1997; giai đoạn 1998-2009 tốc độ đạt tới 22,2%/năm; giai đoạn 2010 – 2012 đạt 23,4%/ năm. Với chủ trương phát triển ngành du lịch và mức độ đầu tư xây dựng như hiện nay, nhịp độ tăng trưởng của ngành này sẽ tiếp tục tăng cao cho đến những năm tiếp theo. Tỷ trọng ngành này đã giảm từ 11,11% năm 1993 xuống còn 5,79% năm 2012.

- Ngành vận tải, kho bãi, bưu điện: hệ thống thông tin bưu điện viễn thông đã được tập trung đầu tư hiện đại, mạng lưới hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không phát triển, là những ngành này yếu tố làm nên tốc độ tăng trưởng khá cao của ngành. Ngành vận tải, bưu điện, kho bãi cũng chiếm tỷ trọng cao, năm 1993 chiếm 11,35%, năm 2009 chiếm 17,07% và tăng lên 19,77% năm 2012. Hướng phát triển của ngành là tiếp tục nâng cao tốc độ tăng trưởng hơn nữa trên cơ sở việc hiện đại hóa của toàn ngành, đặc biệt là ngành giao thông vận tải.

- Ngành tài chính, tín dụng: việc củng cố hoạt động ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước), luật thuế được hình thành và tăng cường chế độ kế toán thống kê, đã làm cho hoạt động tài chính - ngân hàng đạt mức độ tăng trưởng cao. Ngành tài chính, tín dụng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh làm tăng nhanh tỷ trọng trong thời kỳ, nếu năm 1993 chỉ chiếm 3,83% thì đến năm 2009 đã đạt 21,9% và 18,75% năm 2012. Hướng sắp tới nhờ việc hình thành thị trường chứng khoán, hoạt động tài chính tín dụng sẽ trở nên phong phú và sẽ phát triển cao, với mục tiêu phấn đấu đưa thành phố thành trung tâm tài chính quốc gia, nhịp độ tăng trưởng cũng như tỷ trọng của ngành trong GDP sẽ tăng cao hơn nữa.

- Hoạt động khoa học, công nghệ: hoạt động này làm nền tảng cho phát triển sản xuất, nó luôn luôn phải đi trước sản xuất. Đóng góp của ngành này vào tăng trưởng khu vực dịch vụ nói riêng và nền kinh tế nói chung ngày càng được khẳng định. Vào năm 1993, Khoa học-công nghệ còn chiếm tỷ trọng nhỏ (chiếm 0,56%), đến năm 2010 tăng lên 7,59%, và năm 2012 tăng lên 9,08% . Trong thời gian qua giá trị gia tăng của ngành này tuy có tăng trưởng nhưng chưa thực sự là tác nhân chính thúc đẩy sản xuất đi lên. Do đó trong thời gian tới, cần đẩy mạnh hoạt động này hơn nữa.

văn hóa - thể dục thể thao sẽ gia tăng nhịp độ phát triển nhằm nâng cao trình độ dân trí và đời sống tinh thần người dân, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các ngành quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, hoạt động Đảng - Đoàn thể sẽ giảm nhịp độ tăng và tất yếu sẽ giảm tỷ trọng trong GDP, các hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng, hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, hoạt động làm thuê công việc gia đình sẽ ít biến động. Riêng hoạt động của các tổ chức quốc tế cũng sẽ gia tăng do quá trình hòa nhập của Việt Nam vào thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 78 - 83)