Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo mô hình hướng nộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 63)

- Tiêu chí về mật độ kinh tế (GDP/km2)

Số lượng: GDP

2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo mô hình hướng nộ

Với mục tiêu là phát huy tính chủ động của địa phương trong quản lí kinh tế, đảm bảo và duy trì sự phát triển của các ngành sản xuất truyền thống, nhiều nơi trên thế giới đã thực hiện chính sách CDCCKT theo mô hình hướng nội (tức trong tỉnh).

Mô hình hướng nội là chính sách CDCCKT có xu hướng hướng nội, với chiến lược đóng cửa nhiều hơn. Nó khuyến khích theo hướng sản xuất cho thị trường trong tỉnh và trong nước, nhấn mạnh việc thay thế nhập khẩu, tự túc về lương thực và có thể cả các mặt hàng phi mậu dịch.

Ban đầu các địa phương ở các nước đang phát triển lựa chọn các chính sách CDCCKT nhằm thúc đẩy tính tự lực quốc gia, đặc biệt là tăng cường sản xuất lương thực, các nông sản và khoáng sản không được nhập khẩu. Các biểu thuế nhập khẩu cao hoặc hạn ngạch nhập khẩu lương thực được thực hiện, đồng thời cũng đánh thuế vào hàng nhập khẩu nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách từ thuế và làm giảm sức cạnh tranh của nền nông nghiệp định hướng xuất khẩu tương đối so với nền nông nghiệp hướng nội.

Các chính sách trên sẽ đem tới sự mở rộng cho các ngành công nghiệp nhỏ với sự trợ cấp thích hợp và khuyến khích công nghiệp thay thế nhập khẩu. Bên cạnh chính sách bảo hộ chung, họ còn thực hiện sự hỗ trợ có lựa chọn cho nền công nghiệp thay thế nhập khẩu thường được gọi là nền công nghiệp non trẻ.

Chiến lược đóng cửa là thực hiện CNH, HĐH theo hướng thay thế nhập khẩu, núp đằng sau bức tường bảo hộ mậu dịch. Do vậy, ít tạo ra sức ép về cạnh tranh hơn, làm cho cơ cấu sản xuất ít nhạy bén hơn, đông cứng hơn. Ngoài ra, một chiến lược dựa trên cơ sở bảo hộ mậu dịch và thay thế nhập khẩu có xu hướng kèm theo sự hối lộ và độc đoán, gây ra sự trì trệ trong quá trình phát triển, ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng GDP.

2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kết hợp khai thác nguồn lực nội tại của địa phương với mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài của địa phương với mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài

Mô hình chung nhất của hầu hết các quốc gia trên thế giới khi phát triển nhanh là một nền kinh tế năng động: Công nghiệp hóa cùng với sự phát triển cân đối giữa các ngành; phát triển hệ thống tài chính, tăng cường các mối quan hệ tài chính nhằm khuyến khích đạt tỷ lệ đầu tư cao; vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc hoạch định chính sách và điều chỉnh kinh tế, có khả năng đối phó với những biến động bất thường của nền kinh tế trong nước cũng như ở nước ngoài. Có thể xem xét vai trò của từng nhân tố.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa cùng với sự phát triển cân đối các ngành:

Đây là loại yếu tố có lợi đặc biệt so với phương án chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp. Mô hình này cũng không ủng hộ chiến lược phát triển một ngành duy nhất; nó khẳng định đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, và nó cũng có khả năng ứng phó linh hoạt với những biến đổi bất thường và dễ hòa nhập với quốc tế.

Thực vậy, chẳng hạn một địa phương tìm cách phát triển mà lấy nông nghiệp làm ngành chủ đạo, địa phương đó phải thực hiện chính sách sản xuất sao cho xuất khẩu nông sản phải đạt được một mức thu nhập đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng về sản phẩm chế biến thông qua nhập khẩu. Trong điều kiện là hệ số co giãn của nhu cầu trên thế giới về hàng nông sản là rất thấp, con đường phát triển sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê thì ngay cả ở các nước thành công trong việc theo đuổi đường lối này, tỷ trọng của giá trị nông nghiệp trong GDP cũng rất thấp (cụ thể ở Australia là 4%, ở Niu Dilân là 8% năm 1989), trong khi đó tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp trong GDP lớn hơn nhiều (tương ứng ở hai quốc gia trên là 15% và 17%). Mặt khác, ngành công nghiệp còn là ngành có ưu thế hơn trong việc tạo ra tiến bộ kĩ thuật, tận dụng những đặc trưng của nền sản xuất hiện đại, khuyến khích tăng trưởng trong các khu vực khác của nền kinh tế thông qua việc mua sắm các yếu tố đầu vào, sản xuất đầu ra là các thành phẩm và tư liệu sản xuất.

Tuy nhiên, sự phát triển lành mạnh của ngành nông nghiệp và khai khoáng vẫn có ý nghĩa sống còn đối với thành công của tiến trình công nghiệp hóa. Chúng không

những cung cấp phần lớn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, mà còn là nơi cung cấp vốn và lao động cho công nghiệp và tạo ra nhu cầu trong nước về sản phẩm tiêu dùng của công nghiệp. Ngoài ra, sự thành công của hai ngành này còn có ý nghĩa sống còn trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH.

- Phát triển hệ thống tài chính, tăng cường các mối quan hệ nhằm khuyến khích đạt tỷ lệ đầu tư cao cho nền kinh tế:

Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thì hệ thống tài chính tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với GDP và của cải. Tuy nhiên, mối quan hệ nhân quả không phải là một chiều và sự phát triển của khu vực tài chính đã đáp ứng lại nhu cầu ngày càng tăng của các khu vực khác trong nền kinh tế về dịch vụ tài chính, cụ thể ở những khía cạnh sau:

- Giảm rủi ro và tạo ra nguồn tài chính do thu hút ngày càng tăng tổng mức tiết kiệm, tăng vốn đầu tư cho sản xuất, ngăn cản thất thoát vốn ra nước ngoài.

- Thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo điều kiện đa dạng hóa các công cụ tài chính; đáp ứng nhu cầu của người tiết kiệm và các nhà đầu tư về mức độ rủi ro và lợi nhuận.

- Gây áp lực để buộc các nhà đầu tư phải sử dụng các nguồn lực nhằm thu được lợi nhuận tối đa để trả nợ và giữ được chữ tín để có thể tiếp tục vay nợ.

- Cung cấp một hệ thống thanh toán có hiệu quả và an toàn hơn, giảm rủi ro và chi phí của các giao dịch tài chính.

Như vậy, khu vực tài chính hoạt động tốt sẽ thúc đẩy gia tăng đầu tư với tỷ suất lợi nhuận khả quan nhất và chi phí giao dịch thấp nhất. Điều quan trọng là nó có thể khuyến khích tính linh hoạt kinh tế bằng cách tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ, tạo một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và tăng khả năng điều chỉnh nhu cầu về tiền tệ thông qua chính sách lãi suất và các chính sách khác.

- Vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước đối với nền kinh tế:

Trên thực tế có thể thấy, đó là một nhà nước hoạt động có hiệu quả sẽ tạo ra những thành phần có tính chất sống còn cho sự phát triển. Một lựa chọn tốt nhất là thị trường phải được phát triển trong sự vận hành của Nhà nước với một môi trường chính sách lành mạnh và ổn định cộng thêm một số dịch vụ xã hội cơ bản. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của hệ thống hành chính Nhà nước sẽ phải tìm được sự tương xứng đúng đắn giữa vai trò và năng lực của những chính sách với kết quả của phát triển. Đó là việc điều tiết, tự do hóa và những chính sách kinh tế được thiết lập để khuyến khích thị trường và xã hội; tạo cơ hội và điều kiện phát triển cho khu vực tư nhân, tận dụng sáng kiến của tư nhân và thị trường cạnh tranh; cung cấp những hàng hóa và dịch vụ công cộng thuần túy mà các thị trường không cung cấp đầy đủ; hoạch định những chính sách hợp lí nhằm củng cố và tăng cường niềm tin trong dân chúng.

Những công việc Nhà nước cần làm trong quá trình CDCCKT là:

- Đảm bảo nguyên tắc kinh tế thị trường và đáp ứng các mục tiêu xã hội. - Xây dựng thể chế cho một khu vực Nhà nước có năng lực điều hành vĩ mô. - Kiềm chế hành động độc đoán chuyên quyền của Nhà nước và nạn tham nhũng, đưa Nhà nước tới gần dân hơn.

- Hoạch định chính sách điều chỉnh đối với CDCCKT.

Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, có thể nhận định rằng việc lựa chọn một nền kinh tế đóng, tự cung tự cấp không phải là một lựa chọn đúng đắn cho một nền kinh tế có quy mô nhỏ, có thu nhập thấp. Trong khi đó, một nền kinh tế mở cửa có thể thúc đẩy thương mại và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Do đó, việc đưa ra chiến lược kinh tế mở cửa hay đóng cửa có một ý nghĩa rất lớn đối với từng địa phương.

Chính quyền địa phương một mặt có thể tự giới hạn mình trong một số hành động can thiệp hạn chế, khuyến khích quá trình CDCCKT bằng cách cung cấp thông tin, tư vấn, kết cấu hạ tầng, một khuôn khổ pháp luật và tài chính nhằm hỗ trợ cho mỗi hình thức thay đổi, tìm mọi cách làm giảm bớt những xung đột về lợi ích phát sinh, hạn chế những tổn thất do quá trình CDCCKT gây ra. Ngoài ra, Chính phủ có thể chủ động điều tiết giá cả và các khuyến khích khác theo hướng có lợi, và trực tiếp tham gia vào quá trình thay đổi với tư cách là người điều tiết, người chủ và người đầu tư. Điều đó xuất phát từ lí lẽ cho rằng các hoạt động thị trường chỉ diễn ra một cách từ từ và tăng dần, chuyển dần các nguồn lực; trong khi CDCCKT lại bao gồm cả những thay đổi cấp tiến hơn, mạnh mẽ hơn và do đó cần có bàn tay định hướng của Nhà nước. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, do những khó khăn về ngoại tệ và tích lũy, các Chính phủ lại càng cần phải đạt được sự điều chỉnh nhanh chóng và cấp bách. Hơn nữa, hệ số co dãn giá cả trong giai đoạn ngắn thường là nhỏ, nên ban đầu chỉ đưa lại những phản ứng hạn chế. Thêm vào đó, tính chất không hoàn hảo của thị trường rất phổ biến ở các nước nhỏ có thu nhập thấp.

Tất cả những lí do trên đã giải thích tại sao Nhà nước có một vai trò quan trọng như vậy trong quá trình thúc đẩy CDCCKT. Ngoài ra, môi trường chính sách cũng quan trọng đối với những mặt khác như khả năng duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tránh được tình trạng gia tăng lạm phát; thất nghiệp với quy mô lớn do giảm phát và thâm hụt lớn về cán cân thanh toán… cũng tạo ra sự bền vững và khả năng dự báo tác dụng của những khuyến khích góp phần thúc đẩy đầu tư dài hạn và phản ứng của giá cả, những yếu tố rất quan trọng có khả năng thích ứng đối với nền kinh tế.

- Tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động hợp tác quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường với sự tự do kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp.

CDCCKT theo hướng kết hợp khai thác nguồn lực trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài là hướng đi phổ biến cho hầu hết các nước đang phát triển trong những thập niên gần đây.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w