Cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 138 - 141)

- Phát triển ngành nông nghiệp: Trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân 5%/năm trở lên Đẩy mạnh ứng dụng công

cơ cấu kinh tế

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được Đảng ta khẳng định là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Với ý nghĩa đó, khu vực FDI là nguồn ngoại lực quan trọng, cho nên không thể thiếu sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong huy động, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI cho quá trình phát triển. Mặt khác, trong xu thế tự do hóa về vốn đầu tư trên toàn thế giới ngày càng sâu sắc thì các quốc gia không thể không tính đến các thế lực thù địch từ bên ngoài lợi dụng để phá hoại nền độc lập của các quốc gia. Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng XHCN mà các thế lực bên ngoài ngày đêm đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta. Lĩnh vực FDI có ảnh hưởng đến tất cả các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc gia. Như vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực FDI có tầm quan trọng đặc biệt. Có sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ngày càng phát huy vai trò của mình, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về FDI.

Nhà nước nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài để đẩy nhanh lộ trình cắt giảm chi phí đầu tư và tiến tới chế độ một giá cho nhà đầu tư trong và ngoài nước; hoàn thiện chính sách để doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả; tạo lập mặt bằng thống nhất về pháp lý và chính sách chủ yếu đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở Luật Đầu tư, Chính quyền Thành phố cần xây dựng một hệ thống những quy định chặt chẽ và hợp lý về đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự chỉ đạo của UBND Thành phố là phải xuyên suốt từ trên xuống, làm trong sạch bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, chống tệ quan liêu, tham nhũng gây phiền hà cho nhà đầu tư nước ngoài.

Cải tiến các thủ tục hành chính, theo hướng tiếp tục đơn giản hóa việc cấp giấy phép đầu tư, mở rộng đối tượng đăng ký cấp phép đầu tư, bãi bỏ các quy định không cần thiết, xem công việc của các doanh nghiệp là công việc của UBND Thành phố, kịp thời cử đoàn công tác chuyên ngành để giải quyết nhanh hơn, dứt điểm hơn các kiến nghị của nhà đầu tư, cụ thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý KCX, KCN và các ngành tăng cường vận động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư, thủ tục triển khai dự án và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sở Kế hoạch và Đầu tư phải thực sự là cầu nối giữa Chính quyền địa phương với các nhà đầu tư nước ngoài. Quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài tại Thành phố phải nhằm mục đích hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ chính đáng của họ mà Luật đã quy định. Tạo lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với Nhà nước Việt Nam cũng như TP.HCM.

phố phải là cơ quan quản lý cao nhất về FDI của địa phương, có thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài mà đã được Chính phủ quy định, đồng thời cần phải đưa ra các kiến nghị với Chính phủ nhằm tháo gỡ những vướng mắc khó khăn của địa phương trong quản lý về đầu tư nước ngoài, làm được như vậy vừa đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Chính quyền Thành phố cần có những biện pháp khả thi hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề về tiêu thụ sản phẩm, các nghĩa vụ về thuế; điều chỉnh mục tiêu kinh doanh và quy mô dự án phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…Đối với các dự án chưa triển khai và không có triển vọng thực hiện, kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư, chuyển địa điểm cho các nhà đầu tư khác. Thống nhất quản lý điều hành hoạt động đầu tư nước ngoài theo nguyên tắc tập trung thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế vận hành.

Tiếp tục đẩy mạnh Chương trình CDCCKT, cần chủ động trong phân bổ nguồn lực để thực hiện đồng bộ các biện pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế. Nhanh chóng ban hành các đề án cụ thể của Chương trình hỗ trợ CDCCKT đáp ứng yêu cầu quá trình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu của Thành phố. Tăng cường các biện pháp cụ thể để cải cách thủ tục hành chính nhất là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị và thủ tục cấp phép xây dựng. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn như: Quản lý hạ tầng, quản lý quy hoạch,…để làm tốt giải pháp cần tập trung vào các nội dung sau đây:

Một là, xây dựng chiến lược thu hút FDI cụ thể vào từng ngành, lĩnh vực ưu tiên

của Thành phố, xác định ưu thế của từng đối tác với các nước trong khu vực. Chiến lược thu hút cần thể hiện rõ về mục tiêu thu hút, ngành nghề, đối tượng ưu tiên thu hút đầu tư, danh sách những dự án kêu gọi đầu tư. Từ chiến lược này, các Sở, ngành Thành phố có liên quan tích cực tiến hành công tác chuẩn bị về quỹ đất, địa điểm đầu tư, về cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực cho yêu cầu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chiến lược phát triển thu hút FDI của Thành phố cần gắn kết chặt chẽ với kế hoạch hoặc chiến lược thu hút FDI của các địa phương trong VKTTĐPN. Ban quản lý các KCX, KCN Thành phố, Ban quản lý khu công nghệ cao Thành phố sớm xây dựng kế hoạch cụ thể thu hút FDI vào các KCX, KCN và khu công nghệ cao phù hợp với thực tiễn của từng loại hình.

Hai là, thực hiện các chính sách ưu đãi, xây dựng hệ thống các ưu đãi đến các

nhà đầu tư của từng nước, nhóm nước. Các loại chính sách ưu đãi như ưu đãi về đầu vào, tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất, giảm chi phí,…Khi đã xác định được mục tiêu thu hút vốn FDI, Thành phố tiến hành những chính sách trên đối với từng nước đối tác. Tùy từng trường hợp cụ thể mà chọn các chính sách ưu đãi với mức độ khác nhau cho phù hợp. Cam kết ưu đãi sẽ được đưa ra nhằm hướng tới từng bước đầu tư và

được đưa ra trong các thỏa thuận hợp tác.

Ba là, tạo thuận lợi về đầu vào và thị trường đầu ra: Các chính sách ưu đãi sẽ tạo

thuận lợi về trao đổi đầu vào và đầu ra. Một số bước có thể thực hiện nhằm mục đích tìm đầu vào mà có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước như: Phát triển hệ thống thông tin, hệ thống giao thông vận tải, các chính sách về trợ giá, trợ cước.

5.3.6. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư

Ủy ban nhân dân TP.HCM, các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra quá trình cải cách hành chính liên quan đến các điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực FDI, đơn giản hoá các thủ tục thẩm định và cấp phép đầu tư, công khai hóa và minh bạch hóa cấp phép, giải quyết các thủ tục hành chính; kiên quyết xử lý những trường hợp sách nhiễu, vô trách nhiệm của các cán bộ, cơ quan công quyền [88].

Thời gian qua, Thành phố đã có nhiều chính sách cải thiện môi trường đầu tư như: Sáng kiến về cơ chế “một cửa liên thông” – một mô hình mang tính chất đột phá nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính cấp phép đầu tư; các chính sách về thuế, đất đai, cải tiến dịch vụ công; thường xuyên tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài để lắng nghe ý kiến và trả lời các bức xúc của các nhà đầu tư; tổ chức Hội chợ đầu tư nước ngoài,…

Tuy nhiên, theo một số khảo sát của Viện Kinh tế TP.HCM (nay là Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn, môi trường đầu tư ở TP.HCM đang mất dần ưu thế so với các tỉnh trong VKTTĐPN như Đồng Nai, Bình Dương,…Về các vấn đề như thủ tục hành chính, nguồn nhân lực, nguyên liệu chi phí thấp,…Cũng theo khảo sát này, các nhà đầu tư chưa thực sự hài lòng về một số vấn đề như thuế thu nhập đối với chuyên gia nước ngoài, hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông, quy định về giá thuê đất…Kết quả khảo sát trên khá trùng hợp với ý kiến của nhà đầu tư và tư vấn nước ngoài tại Hội nghị gặp gỡ lần 3 giữa chính quyền Thành phố với các công ty luật và tư vấn đầu tư nước ngoài tại TP.HCM. Nhiều ý kiến cho rằng: Cần có sự cải tiến hơn nữa về lĩnh vực viễn thông để theo kịp các nước trong khu vực, chi phí viễn thông, chi phí kinh doanh ở TP.HCM còn quá cao, các chính sách về đầu tư nước ngoài chưa thật sự nhất quán… Các vấn đề trên cho thấy, Thành phố cần đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục phát huy các ưu thế của Thành phố như hệ thống tài chính ngân hàng phát triển, thị trường có mức tăng trưởng cao, thuận lợi cho xuất khẩu, môi trường kinh doanh đa dạng, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh phát triển.

Phát triển mạnh cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế là yếu tố cực kỳ quan trọng để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy Thành phố đẩy mạnh việc cải thiện và nâng cao khả năng hoạt động của hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống giao thông, kho tàng bến bãi. Sự thành công của các nước châu Á như: Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc là xuất phát từ yếu tố này. Bên

cạnh việc nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng mềm, Thành phố cần có những giải pháp khả thi trong phát triển hạ tầng viễn thông, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, cụ thể:

Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giao thông, cảng, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước, xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp nhằm tạo quỹ “đất sạch” phục vụ cho việc thu hút và kêu gọi đầu tư vào địa bàn Thành phố. Cơ sở hạ tầng thuận tiện, hiện đại, khắc phục tình trạng kẹt xe, đi lại thuận tiện cũng là yếu tố quan trọng cho thu hút FDI.

TP.HCM cần xây dựng kế hoạch và chương trình tổng thể xin hỗ trợ kinh phí từ Chính phủ hoặc thu hút nguồn viện trợ ODA để nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông vận tải. Chú trọng qui hoạch phát triển hệ thống kho bãi với số lượng, qui mô và tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phân phối của các nhà đầu tư.

Khả năng cung cấp điện nước cho các hoạt động đầu tư là yếu tố quyết định tăng qui mô dự án. Do đó Thành phố cần phải ưu tiên đầu tư phát triển điện lực và nhà máy cấp nước sạch.

Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ hiệu quả: Các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài ở Thành phố hiện nay còn ở mức thấp và kém hiệu quả. Mặc dù các dịch vụ này đã được cải thiện nhiều, song vẫn còn rất chậm so với các vùng trong khu vực, nhất là trong lĩnh vực năng lượng, giao thông, viễn thông và cơ sở hạ tầng thông tin. Giá hàng hóa dịch vụ, đặc biệt là giá các dịch vụ là chi phí đầu vào của sản xuất như điện, nước, viễn thông, giá thuê mặt bằng,…của Thành phố còn rất cao so với các địa phương khác trong vùng. Cần có những cải thiện tích cực hơn nữa để giảm cước bưu chính viễn thông, tiền thuê đất, tăng thêm các ưu đãi về thuế và tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w