- Về nghèo đói: TP.HCM đã rất thành công trong xóa đói giảm nghèo, là địa phương có tỷ lệ nghèo thấp nhất trong cả nước (xem bảng 4.5).
5.1.3.3.Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu
Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng, có hai quá trình chậm hơn và khó nhận biết hơn đang trở nên ngày càng quan trọng đối với tương lai của thành phố. Đầu tiên là biến đổi khí hậu dẫn đến mực nước biển dâng lên, thay đổi chế độ mưa và gia tăng nhiệt độ trung bình. Thứ hai là sụt lún xảy ra tại nhiều nơi trong thành phố khiến cho các khu vực này dễ bị ảnh hưởng của lũ lụt. Đặc biệt là kể từ giữa những năm 1990, cường độ, tần số và thời gian xảy ra lũ lụt đang ngày càng tăng. Sự phát triển nhanh chóng của thành phố cùng với các quá trình biến đổi khí hậu và sụt lún đất diễn ra một cách từ từ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của TP.HCM cũng như chất lượng cuộc sống của các cư dân trong thành phố.
Chiến lược thích ứng với khí hậu và một kế hoạch hành động đã được xây dựng, với mục tiêu: Trở thành trung tâm công nghiệp và trung tâm các dịch vụ đa ngành của khu vực cũng như của Đông Nam Á, và là trung tâm chính của giao thông vận tải quốc tế.
5.1.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của Thành phố Hồ Chí Minh
a. Thuận lợi:
TP.HCM từ xưa đã có vị trí ưu thế trong phát triển kinh tế, đồng thời là một đầu mối giao lưu quan trọng. Ngày nay, vị thế đó ngày càng được nâng cao trong xu thế hội nhập toàn cầu, với vị trí trung tâm của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bằng những lợi thế đó TP.HCM đã trở thành một trung tâm đa năng.
- Trung tâm công nghiệp: TP.HCM là trung tâm công nghiệp quốc gia và kết cấu công nghiệp đa dạng gồm các ngành công nghiệp công nghệ cao đến các công nghiệp truyền thống đang trên con đường HĐH. Giá trị sản lượng công nghiệp TP.HCM chiếm 20% giá trị trị sản lượng toàn quốc, với giá trị sản lượng tăng bình quân 15%, làm chỗ dựa cho kinh tế thành phố có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (2008-2010) kinh tế thành phố đang tích cực thực hiện tái cấu trúc theo hướng hội nhập toàn cầu, nhằm tạo cơ hội cho sự phát triển bức phá hướng đến tầm cao mới trong cạnh tranh kinh tế khu vực và tiến tới cạnh tranh quốc tế.
- Trung tâm dịch vụ: Dịch vụ đa dạng và nhiều thế mạnh. Trong cơ cấu kinh tế TP.HCM nếu trước năm 2000, giá trị ngành dịch vụ đứng sau ngành công nghiệp, nhưng từ sau năm 2005 vị trí đó đã được hoán đổi, cơ cấu ngành dịch vụ chiếm tới 52% GDP và tiếp tục tăng những năm tiếp theo, so với vùng KTTĐPN giá trị ngành dịch vụ của thành phố chiếm tới 70% của vùng. Các nhóm dịch vụ có thế mạnh như: Tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng, thông tin
truyền thông, kinh doanh bất động sản, giáo dục và đào tạo,...các loại hình này đang có xu thế tăng trưởng nhanh và ngày càng có tỷ trọng ưu thế trong cấu trúc kinh tế của thành phố.
- Trung tâm giao lưu kinh tế: Nơi hội tụ đầu mối giao thông dường bộ, hàng hải, hàng không, đường thủy, liên thông giao lưu quốc nội và quốc tế. Nhờ thế mạnh này mà thành phố đã trở thành một trung tâm giao lưu kinh tế đa diện, góp phần quan trọng ở vị thế là trung tâm kinh tế quốc gia, đang hướng ra khu vực và thế giới.
- Trung tâm văn hóa: TP.HCM mang đậm nét sắc thái là một trung tâm văn hóa của vùng đất mới: Trẻ trung, năng động, giàu sức hút,...cùng với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển, cội nguồn đó tạo cho thành phố có nền văn hóa đa sắc, cởi mở, để tiếp cận với những cái mới để hình thành nền văn hóa giàu bản sắc, hiện đại và hội nhập.
- Trung tâm phát triển nguồn nhân lực: TP.HCM là nơi hội tụ các nguồn lao động với nhiều cấp độ về trình độ chuyên môn, nghề nghiệp và có sức cạnh tranh mạnh mẽ để tự hoàn thiện, xuất phát từ đòi hỏi vốn dĩ của một môi trường kinh tế đầy năng động. Do đó, nguồn nhân lực này luôn được đào tạo trước thách thức để tranh thủ cơ hội đáp ứng yêu cầu của tiến trình HĐH và hội nhập kinh tế toàn cầu,...
b. Khó khăn:
- Trong thời gian qua thành phố chỉ tăng trưởng chủ yếu sản xuất kinh doanh theo hình thức gia công và tăng vốn đầu tư, tăng trưởng theo chiều rộng, sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh chưa cao; tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ có hàm lượng khoa học-công nghệ cao, giá trị gia tăng cao của thành phố còn thấp, tính cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn khá yếu so với khu vực và quốc tế;
- Đầu tư kém hiệu quả, kẹt xe, ngập nước, sự bất lợi và yếu kém của bộ máy hành chính; - Hạ tầng đô thị quá tải, nguồn nhân lực chất lượng cao không đáp ứng được yêu cầu CDCCKT theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị hàng hóa dịch vụ và năng lực về thể chế bất cập so với yêu cầu quản lý phát triển một siêu đô thị như TP.HCM
5.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đến 2025 trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đến 2025
Với vai trò, vị trí và những điều kiện về môi trường phát triển như đã phân tích ở trên, trong thời kỳ tới tăng trưởng kinh tế của TP.HCM cần phải đạt được mục tiêu vừa tăng trưởng với tốc độ cao vừa đảm bảo nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo hiệu quả và cải thiện năng lực cạnh tranh. Cần thiết phải chuyển từ nền kinh tế phát triển theo chiều rộng, tăng quy mô và thâm dụng lao động là chủ yếu sang phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng tăng trưởng là động lực chủ yếu để phát triển các ngành,
lĩnh vực có hàm lượng khoa học, công nghệ và giá trị gia tăng cao, ít gây ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào sự gia tăng chất lượng các yếu tố đầu vào trên cơ sở đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.
Để đổi mới mô hình tăng trưởng, cấu trúc lại nền kinh tế, nhiệm vụ hàng đầu, có tính chất quyết định là phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, hiệu quả, trước hết là cơ cấu ngành kinh tế. Vì vậy, hướng xác định mô hình quan hệ giữa
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế chính là định hướng đúng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm vào mục tiêu đảm bảo nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng trưởng bền vững.
Mục tiêu của đổi mới mô hình tăng trưởng là tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái; đi đầu cả nước trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao, bền vững.
Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu trong chương 1 và chương 2, đánh giá thực trạng phân tích mối quan hệ trong chương 3 và 4, luận án xác định các quan điểm định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới như sau:
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tăng nhanh tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ trong tổng GDP. Đồng thời, thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế kỹ thuật theo hướng tiếp cận chuỗi giá trị để tập trung phát triển sản phẩm, nhóm sản phẩm và công đoạn sản xuất, kinh doanh có giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh cao.
- Về phát triển các ngành dịch vụ: Tập trung phát triển các nhóm ngành dịch vụ chủ yếu có tiềm năng và là thế mạnh của thành phố, bố trí và hình thành các trung tâm tổng hợp và chuyên ngành về thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế kỹ thuật cao, văn hóa, giải trí,…. Thành phố phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ ở khu vực Đông Nam Á, đô thị trung tâm của Vùng thành phố Hồ Chí Minh, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Về phát triển các ngành công nghiệp: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng suất lao động cao, hàm lượng giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghệ sinh học và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển ngành nông nghiệp: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng gắn liền với đặc trưng của một đô thị lớn là
nông nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, ứng dụng công nghệ cao, kết hợp xây dựng nông thôn mới.
Trên cơ sở các quan điểm đó, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian 10 - 15 năm tới được xác định là:
- Đẩy nhanh CDCCKT, bao gồm cơ cấu ngành kinh tế vừa theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị khu vực dịch vụ (là khu vực có giá trị gia tăng cao và là lợi thế của thành phố) trong GPD và cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tập trung những khâu, những sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh cao. Nghĩa là CDCCKT theo hướng tiếp cận truyền thống là tập trung phát triển ngành kinh tế- kỹ thuật có giá trị gia tăng cao.
Xây dựng, triển khai đồng bộ chiến lược khoa học – công nghệ để ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học – công nghệ mới vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội thành phố theo phương châm khoa học – công nghệ là động lực của phát triển và đóng góp ngày càng cao trong tăng trưởng GDP.
-Trong cơ cấu ngành dự kiến bước chuyển dịch, từ những ngành công nghiệp hiện có chuyển dần sang các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao và các dịch vụ cao cấp (như tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, viễn thông,...). Để xây dựng TP.HCM thành một đô thị lớn văn minh, hiện đại ở khu vực Đông Nam Á, là trung tâm trên một số lĩnh vực, có cơ sở hạ tầng đô thị phát triển ngang bằng với các thành phố lớn của các nước trong khu vực cần có mục tiêu tổng quát:
- Về kinh tế, thành phố lấy dịch vụ và công nghiệp giá trị tăng cao làm nền tảng phát triển của mình, đi đầu trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Là một trung tâm kinh tế lớn nhất nước, là nơi hội tụ của giới kinh doanh. Xây dựng TP.HCM thành nơi thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đặt trụ sở kinh doanh của mình để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước và các nước trong khu vực; từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, trung tâm tài chính và thương mại của khu vực Đông Nam Á. Có cơ cấu kinh tế hiệu quả và bền vững, đáp ứng phát triển theo chiều sâu.
- Về khoa học công nghệ, xây dựng Thành phố thành một trung tâm khoa học công nghệ lớn của cả nước và Đông Nam Á. Thành phố tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng. Khi tiềm lực khoa học Thành phố đủ lớn, sẽ đi vào nghiên cứu chọn lọc một số lĩnh vực khoa học cơ bản.
- Về giáo dục – đào tạo, y tế, Thành phố sẽ là một trung tâm lớn về giáo dục đào tạo và y tế của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Nâng cao chất lượng giáo dục của Thành phố lên bằng với các nước trong khu vực. Thành phố là nơi tập trung các chi nhánh cơ sở đào tạo có uy tín của nước ngoài ở Việt Nam.