2.1.1.3.Tác động của chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu đến tăng trưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 49)

- Tiêu chí về mật độ kinh tế (GDP/km2)

2.1.1.3.Tác động của chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu đến tăng trưởng

Việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương tạo điều kiện cho các quốc gia đạt được tăng trưởng kinh tế. Với chính sách thương mại mở cửa hơn, các hộ gia đình và doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn về chất lượng, giá cả và chủng loại hàng hóa so với khi chỉ mua hàng nội địa hay nói một cách khác nó cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia vượt ra ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất. Kết quả của hoạt động ngoại thương (NX = XK – NK) được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ và qua đó sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước, do đó tác động tới tổng cầu của nền kinh tế. Khi hoạt động ngoại thương có mức xuất siêu (NX>0), tổng quỹ tiền tệ của nền kinh tế tăng lên, mức tiêu dùng của nền kinh tế tăng, đường tổng cầu (AD) dịch chuyển sang phải, nền kinh tế tăng trưởng từ Y0 đến Y1, ngược lại khi hoạt động ngoại thương nhập siêu (NX<0), mức thu nhập cân bằng của nền kinh tế sẽ giảm từ Y0 xuống Y2 (Biểu đồ 2.1). Không những tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc tác động trực tiếp lên tổng cầu của nền kinh tế, hoạt động ngoại thương còn tạo điều kiện cải thiện các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất trong nước để từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh để xuất khẩu sản phẩm, các quốc gia có thể sử dụng có hiệu quả hơn các yếu tố nguồn lực sẵn có của mình, điều này giúp gia tăng sản lượng sản xuất của những lĩnh vực này, từ đó gia tăng thu nhập và thúc đẩy quá trình thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu các sản phẩm mà sản xuất không có lợi thế ở trong nước, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ, giúp các nước đi sau có thể tiếp nhận được công nghệ mới, thông qua quá trình “vừa làm vừa học” sẽ khiến trình độ kỹ thuật sản xuất trong nước tăng lên và đi kèm với nó là sự gia tăng năng suất lao động. Tác động này của hoạt động ngoại thương đặc biệt hữu ích đối với các nước đang phát triển, những nước với trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp, lao động có kỹ năng thấp và đặc biệt là thiếu vốn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Biểu đồ 2.1: Tác động của ngoại thương tới tăng trưởng kinh tế

Như vậy, hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng có vai trò to lớn đối với tăng trưởng kinh tế. Tác động của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện ở khối lượng kim ngạch mà điều quan trọng là ở cơ cấu xuất khẩu. Nhìn chung, các lý thuyết thương mại truyền thống đều cho rằng một quốc gia sẽ thu được nhiều lợi ích hơn nếu tiến hành chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh (tài nguyên thiên nhiên, lao động và vốn). Trong điều kiện ngày nay, ngoài lợi thế tĩnh còn phải tính đến cả lợi thế động. Theo đó, một cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hợp lý, phù hợp với điều kiện đất nước và thị trường thế giới sẽ cho phép thu được hiệu quả cao và tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên cũng như cơ cấu kinh tế nói chung, tác động của cơ cấu xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế cũng có cơ chế hết sức phức tạp, chịu sự chi phối của cả các yếu tố về bên cung cũng như bên cầu của xuất khẩu.

2.1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế

Chất lượng tăng trưởng kinh tế thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên tính chất, sự vận động của các chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩnh vực đời sống – kinh tế – xã hội – môi trường.

Như đã trình bày trong chương trước, chất lượng tăng trưởng kinh tế được phản ánh qua các tiêu chí sau đây:

- Hiệu quả kinh tế đạt được của tăng trưởng được đo bằng các chỉ tiêu: Năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ VA/GO, mật độ kinh tế.

- Cấu trúc tăng trưởng: Phản ánh ở tỷ trọng đóng góp của các ngành vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

- Cấu trúc đầu vào của tăng trưởng kinh tế: Biểu hiện ở tỷ lệ đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, năng suất tổng hợp các yếu tố (TFP) vào tăng trưởng.

Rõ ràng, một cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả cần phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí chất lượng tăng trưởng nói trên. Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

ASAD AD AD AD2 Y2 Y0 Y1 Y PL PL0

- Một là, phản ánh đúng các quy luật khách quan bao gồm các quy luật tự nhiên,

kinh tế-xã hội, nhất là các quy luật kinh tế như: Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, những quy luật của kinh tế thị trường như: Quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ, các quy luật của tái sản xuất như: Quy luật năng xuất lao động, quy luật tích lũy, phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân;

- Hai là, đảm bảo khai thác tối đa các tiềm năng, nguồn lực của cả nước, các

ngành các địa phương và lãnh thổ qua các phương án sản xuất kinh doanh;

- Ba là, sử dụng được ngày càng nhiều lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh giữa

các nước, các vùng và các khu vực. Vai trò này gắn liền với việc hình thành “cơ cấu kinh tế mở”. Ở góc độ vĩ mô phải gắn với việc xây dựng chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất không hiệu quả, gắn với sự phân công lao động và thương mại quốc tế.

- Bốn là, phản ánh được xu hướng phát triển của cuộc cách mạng KHCN, xu

hướng quốc tế hóa và khu vực hóa;

- Năm là, lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm thước đo kết quả cuối cùng của một cơ

cấu kinh tế tối ưu.

Hình: 2.1 Cơ chế tác động giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Tác giả

2.1.2. Tác động trở lại của tăng trưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành

Khi tăng trưởng tiếp tục diễn ra theo thời gian, thu nhập tăng lên và làm cho cơ cấu kinh tế có xu hướng thay đổi đáng kể theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, từ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w