- Về nghèo đói: TP.HCM đã rất thành công trong xóa đói giảm nghèo, là địa phương có tỷ lệ nghèo thấp nhất trong cả nước (xem bảng 4.5).
5.1.3.1.Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm
Chiến lược phát triển kinh tế TP.HCM được khẳng định tại Nghị quyết 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 “Thành phố cần chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức,
giữ vững ổn định chính trị - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển thành phố nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn mức bình quân chung của cả nước, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng”.
5.1.3.2. Thực hiện vai trò khu vực kinh tế năng động của cả nước
TP.Hồ Chí Minh nằm ở vị trí trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mối giao thông quan trọng, thuận lợi cho giao lưu với các địa phương trong nước và quốc tế. Vai trò, vị trí của thành phố đối với khu vực và cả nước đã được xác định tại Nghị quyết số 20 NQ/T.Ư của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển TP.HCM và Nghị quyết số 53 - NQ/T.Ư của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Ðông-Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ngày càng được khẳng định trên nhiều lĩnh vực: Đóng góp vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế; thu ngân sách Nhà nước; kim ngạch xuất khẩu; tổng mức luân chuyển hàng hóa; huy động vốn đầu tư; dịch vụ, du lịch, khoa học - công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HÐH của khu vực và đất nước.
Với lợi thế vượt trội so với các thành phố lớn khác của cả nước về tiềm lực kinh tế, TP.HCM đóng vai trò hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nơi tạo ra một phần ba giá trị sản lượng công nghiệp, 30% tổng thu ngân sách quốc gia, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút một phần ba tổng số dự án FDI. Chỉ tính riêng lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thành phố có mạng lưới thương mại cổ phần năng động hoạt động khắp nước, chiếm 30% tổng dư nợ cho vay và vốn huy động của các ngân hàng cả nước. Ngoài ra, thành phố còn hội tụ nhiều yếu tố khác đặc biệt là đội ngũ trí thức đông đảo - nguồn nhân lực quan trọng chất lượng cao và hệ thống các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu... để trở thành một trung tâm công nghiệp, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế và tài chính lớn trong khu vực. Nằm giữa miền Ðông và Tây Nam Bộ, thành phố có đường hàng không, cảng biển, hệ thống đường bộ thuận tiện kết nối trực tiếp với các nước trong khu vực và thế giới. Ðể giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, TP.HCM xác định rõ hướng đi tới, đó là tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, xây dựng đồng bộ kết
cấu hạ tầng, phát triển bền vững.