Lao động và gia tăng năng suất lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 102 - 106)

- Tiêu chí về mật độ kinh tế (GDP/km2)

lao động và gia tăng năng suất lao động

Như đã trình bày trong chương 2, năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu người. Để tăng trưởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải được liên tục hoàn thiện, trước hết và quan trọng nhất là hoàn thiện cơ cấu kinh tế.

Năng suất sử dụng các nguồn lực (bao gồm vốn, lao động, đất đai và các tài nguyên khác) đóng vai trò trung tâm, một mặt vì nó là thước đo chính xác nhất và có ý nghĩa duy nhất cho năng lực cạnh tranh, mặt khác nó là nhân tố quyết định sự thịnh vượng của các địa. Năng suất (cao hay thấp) chính là chỉ tiêu tập trung nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của địa phương và cũng là tiêu chí đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong phạm vi luận án, các nguồn lực được phân tích bao gồm nguồn lực lao động và vốn đầu tư, tương ứng là năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động và biến động năng suất lao động của các ngành đã phân tích trong chương 3 có thể xác định được tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động trong 11 phân ngành (chiếm đại bộ phận lao động của Thành phố hàng năm) ở bảng dưới đây.

Bảng 4.3. Cơ cấu lao động và tỷ lệ chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu lao động

Ngành 2006 2007 2008 2009 2011 2012

1.Công nghiệp chế biến 56,1 53,7 49,2 44,7 43,9 43,1 2.Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ,… 13,2 13,5 16,2 17,0 17,7 18,2

3.Xây dựng 11,1 11,4 12,1 12,7 12,6 12,9

4.Vận tải, kho bãi 7,3 6,9 6,7 7,5 7,5 7,9

5.Hoạt động hành chính và dịch vụ hổ trợ 2,8 2,8 2,7 3,7 3,5 3,3 6.Hoạt động chuyên môn, khoa học và công

nghệ

2,4 2,6 3,4 3,6 3,9 3,7

7.Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 1,5 2,1 2,5 2,8 2,6 2,9

8.Khách sạn và nhà hàng 2,2 2,4 2,3 2,7 2,9 3,1

9.Thông tin truyền thông 1,9 1,8 2,1 2,2 2,3 2,1

10.Hoạt động kinh doanh bất động sản 1,0 1,2 1,4 1,5 1,7 1,6

11.Các ngành còn lại 0,5 1,6 1,4 1,6 1,4 1,2

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100 100

CDCCLĐ so năm trước (%) --- 1,8 4,9 4,1 2,8 1,44

Nguồn: Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh

Qua bảng 4.3 có thể thấy, tỷ lệ chuyển dịch lao động cao nhất ở năm 2008 và 2009, thấp hơn theo thứ tự là các năm 2011, 2007 và thấp nhất là năm 2012. Tuy nhiên các năm 2008 và 2009 tăng trưởng lại đạt thấp; còn các năm 2011 và 2012 trong khi tỷ lệ chuyển dịch lao động đạt thấp thì tăng trưởng kinh tế của thành phố cũng đạt thấp; Ngược lại năm 2007, tuy chuyển dịch lao động đạt thấp nhưng tăng trưởng kinh tế lại đạt cao nhất trong các năm được so sánh. Thực tế phân tích số liệu có thể cho phép rút

ra nhận xét ban đầu về quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng trưởng kinh tế ở Thành phố thời gian qua là: Không thấy có mối quan hệ rõ ràng giữa chuyển dịch cơ cầu lao động với tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân của thực tế đó có thể giải thích như sau:

- Thứ nhất, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động thay đổi chủ yếu diễn ra ở một số

phân ngành mà ở đó năng suất lao động không cao như Công nghiệp chế biến, Thương mại, xây dựng...(Biểu đồ 4.1)

-Thứ hai, ở các phân ngành có năng suất lao động cao như Tài chính tín dụng,

kinh doanh Bất động sản – tư vấn lại có tỷ trọng nhỏ và ít có sự chuyển dịch.

-Thứ ba, trong các ngành vận tải và ngành nhà hàng khách sạn năng suất lao

động lại có chiều hướng giảm.

Như vậy, tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng kinh tế thời gian qua của thành phố còn hạn chế. Ngoài nguyên nhân chung là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu có tác động xấu đến nền kinh tế cả nước, còn có những nguyên nhân quan trọng khác thuộc về động thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đó là: Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm; chuyển dịch cơ cấu lao động chưa theo hướng tích cực, thể hiện ở tỷ trọng lao động trong các ngành có năng suất lao động cao còn thấp; trong các ngành có tỷ trọng lớn năng suất lao động chậm được cải thiện. Đây là những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.

Đơn vị: Triệu đồng/lao động-năm

Biểu đồ 4.3 Năng suất lao động của 7 phân ngành chủ yếu

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM-2010 (Bảng 3.8- chương 3)

4.2.3. Tác động thông qua chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Từ phân tích thực trạng ở chương 3 có thể thấy, trong thời gian qua, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của thành phố đã chuyển dịch theo hướng tích cực, các sản phẩm

công nghệ cao như máy tính, điện tử, sản phẩm cơ khí chính xác, sản phẩm công nghệ nano…có tốc độ tăng trưởng cao nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn hạn chế (đạt 357 triệu USD, tăng 58,7% so năm 2006). Riêng hai mặt hàng dệt may và giày dép tuy là ngành thâm dụng lao động nhưng hiện nay vẫn giữ vị trí xuất khẩu chủ lực của thành phố về tỉ trọng đóng góp kim ngạch xuất khẩu. Đây sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của thành phố.

Biểu đồ 4.4. Giá trị xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh (1993 – 2012)

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM (1993-2012)

Đến nay, cơ cấu hàng xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Nhiều mặt hàng tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, hải sản…Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 30,25 tỷ USD, tăng 7,36% so với năm 2011; nếu loại trừ yếu tố dầu thô và vàng, kim ngạch đạt 21,55 tỷ USD, tăng 13,2%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng 70,9% với kim ngạch đạt 21,45 tỷ USD, tăng 4,56%; khu vực FDI với kim ngạch 8,8 tỷ USD, tăng 14,87%. Năm 2012, TPHCM có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm dệt may, sản phẩm điện - điện tử, gạo, giày dép và cao su.

Biểu đồ 4.5. Tăng trưởng xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM (1993-2012)

Mặc dù cơ cấu xuất khẩu đã có chuyển dịch đúng hướng, tuy nhiên tốc độ còn chậm và chưa vững chắc. Điều này được thể hiện ở chỗ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu còn rất thiếu ổn định. Qua biểu đồ 4.5 có thể nhận thấy: Các năm 1995 và 2000 tăng trưởng xuất khẩu đạt cao (trên 60% đến xấp xỉ 80%) nhưng có nhiều năm tăng trưởng lại đạt thấp, thậm chí tăng trưởng âm như các năm 1997, 1998, 2001 và 2009. Thực tế đó cũng cho thấy, tác động của chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế của Thành phố còn thiếu sự ổn định, hay nói cách khác, mối quan hệ này còn lỏng lẻo. Nguyên nhân của tình hình có thể được giải thích như sau: Thứ nhất, tuy tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu mang hàm lượng khoa học công nghệ, các ngành chế biến sâu có tăng lên trong cơ cấu xuất khẩu, song chiếm tỷ trọng còn nhỏ, khối lượng giá trị gia tăng đóng góp vào tăng trưởng chưa đáng kể; Thứ hai, tỷ trọng các sản phẩm thô tuy có giảm trong cơ cấu, song lại chiếm khối lượng lớn và chịu ảnh nhiều bởi biến động bất lợi của giá cả trên thị trường thế giới.

4.2.4. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đến chất lượng tăng trưởng

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố trong thời gian qua đã được thực hiện theo hướng CNH - HĐH, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục trong nhiều năm, đóng góp của thành phố cho khu vực và cả nước ngày càng lớn, vị trí trung tâm với động lực thu hút và lan tỏa của thành phố ngày càng rõ nét. Đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kinh tế TP.HCM vừa đóng vai trò hạt nhân vừa vai trò đầu tàu,

đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của vùng. Thực hiện chương trình hỗ trợ CDCCKT của thành phố đã góp phần tích cực, quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố. Bên cạnh tác động vào số lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu trong thời gian qua cũng đã có tác động nhất định đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Điều đó được thể hiện trên các tiêu chí chủ yếu sau đây:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế tác động qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w