Một số đề xuất cho việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống bán phá giá của WTO (Trang 104)

- Kết luận cuối cùng: Ngày 30/11/2004, MOFCOM ra thông báo số

3.2.2. Một số đề xuất cho việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

phá giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

- Thực trạng: Cho đến nay, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện chống bán phá giá của các nƣớc nhập khẩu. Từ năm 1994 đến tháng 2006, đã có 38 vụ kiện, trong đó 23 vụ kiện chống bán phá giá, có 05 vụ tự vệ liên quan đến một số sản phẩm nhƣ: giầy dép, hàng nông sản, thủy sản, một số sản phẩm cơ khí, sản phẩm công nghiệp… của các nƣớc kiện Việt Nam [11, tr 167].

Một số vụ kiện tiêu biểu nhƣ: năm 1994, Colombia kiện Việt Nam bán phá giá gạo sang Colombia, mặc dù có kết luận là có bán phá giá với biên độ 9,07% nhƣng phía Colombia đã không đánh thuế vì không gây thiệt hại cho ngành trồng lúa gạo của nƣớc này. Năm 1998, EU kiện Việt Nam bán phá giá giày, dép vào thị trƣờng EU. EU cũng không áp thuế chống bán phá giá vì thị phần xuất khẩu và tốc độ tăng trƣởng của Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan nên không gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong Cộng

đồng châu Âu. Trong vụ kiện cá tra, basa (năm 2002), Bộ Thƣơng mại Hoa kỳ đã ra quyết định cuối cùng áp đặt mức thuế chống bán phá giá từ 36,84% đến 63,88%. Ngày 31/12/2003, Liên minh Tôm miền nam (SSA) đã đệ đơn lên Bộ Thƣơng mại (DOC) và ủy ban Thƣơng mại Quốc tế (USITC) của Hoa Kỳ để kiện 6 nƣớc, trong đó có Việt Nam, bán phá giá mặt hàng tôm vào thị trƣờng Hoa kỳ. Ngày 26/1/2005, Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ đã ban hành lệnh áp thuế cuối cùng đối với một số sản phẩm tôm nhập khẩu từ sáu nƣớc trong đó có Việt Nam. Biên độ phá giá đối với các doanh nghiệp của Việt Nam là từ 4,30% đến 25,76%. Ngày 29/04/2004, Liên minh Châu Âu (EU) đã thông báo tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm xe đạp có xuất khẩu từ Việt Nam bán vào thị trƣờng EU. Ngày 14/7/2005, EU đã ra thông báo áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với xe đạp của Việt Nam từ 15,8% - 34,5%. Ngày 10/9/2004, EU bắt đầu tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng đèn huỳnh quang (CFL-i) có nguồn gốc xuất xứ của Trung Quốc đƣợc xuất khẩu vào thị trƣờng EU từ Việt Nam. Ngày 09/06/2005, EU đã có thông báo quyết định cuối cùng của cuộc điều tra này, theo đó mức thuế chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá cho các doanh nghiệp Việt Nam là 66,1%. Vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng ván lƣớt sóng của Việt Nam nhập khẩu vào Peru. Ngày 7/7/2005, ủy ban Châu Âu tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với giầy mũ da của Việt Nam nhập khẩu vào thị trƣờng Châu Âu. EC đã đƣa ra kết luận cuối cùng và đề xuất áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với Việt Nam là 10%. Ngày 21/12/2005, Achentina đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với nan hoa xe đạp, xe máy của Việt Nam. Hiện nay, cuộc điều tra đang đƣợc tiến hành và chƣa có kết luận cuối cùng. Ngày 13/5/2006, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng dây truyền dẫn lực lõi thép có tiết diện hình chữ V (dây cu-roa) xuất từ Việt Nam. Hiện tại, cuộc điều tra vẫn đang đƣợc tiến hành và chƣa có

kết luận cuối cùng. Ngày 30/5/2006, ủy ban quốc gia về Bảo vệ cạnh tranh và Quyền sở hữu trí tuệ Peru (INDECOPI) đã ra quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng giầy mũ vải xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Peru [15, tr 132-136].

Qua thực tế trên đây về một loạt các vụ kiện chống bán phá giá của các nƣớc đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và kết quả của các vụ kiện đó, có thể thấy rằng Việt Nam đã và đang phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn trong quá trình xử lý các vụ kiện do một yếu tố bao trùm là nền kinh tế nƣớc ta đang trong quá trình chuyển đổi, chƣa đƣợc coi là nền kinh tế thị trƣờng và rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhƣ việc nhận thức (đặc biệt là của các doanh nghiệp) còn chƣa tốt về chống bán phá giá; hệ thống kế toán của các doanh nghiệp cũng yếu kém, dẫn đến khả năng cung cấp thông tin, chứng từ theo yêu cầu của cơ quan điều tra chậm và chƣa đạt yêu cầu; khả năng trả lời bảng câu hỏi và lƣu giữ tài liệu để chứng minh của các doanh nghiệp cũng yếu; tinh thần chủ động đối phó cho các vụ kiện của các doanh nghiệp cũng chƣa tốt.

- Đề xuất: Xuất phá từ thực trạng trên đây, đối chiếu với kinh nghiệm của một số nƣớc nhƣ đã phân tích, tác giả luận văn xin đóng góp một vài đề xuất sau đây:

+ Trƣớc hết là tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức pháp luật về chống bán phá giá đối với cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các cơ quan hữu quan. Những quy định pháp luật về chống bán phá giá của WTO và của mỗi quốc gia thành viên là hết sức phức tạp và việc vận dụng các quy định này của mỗi quốc gia cũng mang những đặc thù riêng. Việc thực hiện các quy định này ở nhiều quốc gia đó có lịch sử trên 100 năm, tuy nhiên đối với Việt Nam thì vấn đề này cũng vẫn còn mới mẻ. Do đó

các doanh nghiệp, hiệp hội cần nhận thức rõ vai trò tích cực của việc tham gia vụ kiện, bởi đây là cơ hội để thu thập thông tin, học hỏi kinh nghiệp và các thông lệ quốc tế, qua đó chứng minh tính hợp lý của giá sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời sự phối hợp, hợp tác giữa các doanh nghiệp, hiệp hội ngành sản xuất trong nƣớc, nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm và những bài học trong thực tiễn chống bán phá giá mà họ đó từng tham gia là hết sức bổ ích và cần thiết. Để đạt đƣợc các mục tiêu đó, chúng ta cần phải thực hiện một cách đồng bộ và mạnh mẽ các hoạt động nhƣ: tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, các khóa đào tạo, nghiên cứu để xuất bản thêm nhiều ấn phẩm sách, báo, tài liệu để cung cấp thông tin về pháp luật và hoạt động thực tiễn trong chống bán phá giá của các nƣớc trên thế giới. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các cơ quan hữu quan là vấn đề hết sức cần thiết nên có thể đƣợc ƣu tiên trong công tác phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá hiện nay.

Đồng thời với việc nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật chống bán phá giá thì việc nâng cao năng lực nguồn nhân lực cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Việc quản lý, duy trì có hiệu quả hệ thống chính sách pháp luật về chống bán phá giá đòi hỏi cơ quan thi hành và giám sát phải có một đội ngũ chuyên gia có năng lực, trình độ cao. Không chỉ ối với các cơ quan của Chính phủ mà khối tƣ nhân, doanh nghiệp cũng rất cần tới các chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm về pháp luật và kinh tế, chuyên xử lý vấn đề này. Do vậy, cần đẩy mạnh công tác xây dựng và nâng cao năng lực nguồn nhân lực cho cơ quan chống bán phá giá Việt Nam, cho các doanh nghiệp để đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết ngày càng cao của việc xử lý các hoạt động chống bán phá giá trong thƣơng mại quốc tế, Phù hợp với vavs nguyên tắc và quy định của WTO.

+ Xây dựng cơ chế dự phòng và cảnh báo sớm. Khi thực hiện đƣợc các hoạt động này thì doanh nghiệp, ngành sản xuất sẽ chủ động hơn trong việc lắm bắt thông tin và chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh và đối phó có hiệu quả hơn với các vụ kiện chống bán phá giá có thể xảy ra trong tƣơng lai, giảm thiểu tối đa mức độ thiệt hại. Muốn vậy, chúng ta cần phải tiến hành một số hoạt động nhƣ:

* Tăng cƣờng và thúc đẩy các hệ thống mạng lƣới cung cấp thông tin thị trƣờng quốc tế; tạo lập và duy trì cơ chế “canh cửa” (watchdog) tại các thị trƣờng thƣơng mại quan trọng của Việt Nam nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Canada... để phục vụ cho công tác tình báo thị trƣờng nhƣ tiến hành theo dõi, rf soát, đánh giá, dự báo những thay đổi trong hệ thống pháp luật và thể chế về chống bán phá giá của nƣớc đó. Từ đó sẽ đƣa ra những đề xuất cho các biện pháp phòng chống và xử ý vụ việc sớm nhất, tạo thế chủ động cho công tác phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam.

* Thiết lập và phát triển hệ thống thông tin thƣơng mại và pháp luật của Việt Nam tại các thị trƣờng lớn và tiềm năng; xây dựng hệ thống mạng lƣới đối với những tổ chức, cá nhân có thiện chí hoặc cùng có quan hệ lợi ích hiện tại và tiềm năng với ta trong duy trì và phát triển quan hệ thƣơng mại, kinh tế song phƣơng, bảo vệ công bằng để từ đó có tiếng nói ủng hộ ta trong quá trình xử lý vụ kiện nếu có.

Một cơ chế cảnh báo sớm, có lẽ cần đƣợc triển khai một cách đồng bộ theo các kênh sau đây: Các doanh nghiệp tự phân tích tình hình xuất khẩu, thi trƣờng xuất khẩu của mình để phát hiện những dấu hiệu bất thƣờng; thu thập thông tin từ nhiều nguồn, đặc biệt từ các bạn hàng, về động thái của các nhà sản xuất sản phẩm tƣơng tự tại nƣớc nhập khẩu; theo dõi dƣ luận báo chí

trong nƣớc và quốc tế, liên hệ với các cơ quan của Cính phủ Việt Nam tại các nƣớc nhập khẩu để sớm cá đƣợc các thông tin về chính sách kinh tế, thƣơng mại của nƣớc nhập khẩu, kể cả việc liên hệ với các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất có sử dụng hàng nhâph khẩu nhƣ là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm khác, nếu sản phẩm nhập khẩu đang thuộc đối tƣợng điều tra bán phá giá để tranh thủ, phối hợp với họ trong việc xây dựng hình ảnh, quan điểm phản đối vụ kiện trong xã hội của chính nƣớc khởi kiện...

+ Chủ động kháng kiện trong vụ kiện chống bán phá giá, vấn đề quan trọng hàng đầu và có tính quyết định lớn là những bằng chứng, phân tích về mặt kỹ thuật để khẳng định doanh nghiệp nƣớc bị kiện không bán phá giá. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, là một bên trong vụ kiện họ có nghĩa vụ chứng minh không bán phá giá và phải gánh chịu rủi ro trong vụ kiện. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động, tự giác, nghiêm chỉnh và có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong các vụ kiện thƣơng mại quốc tế.

Thông qua việc tham gia giải quyết vụ kiện, các doanh nghiệp sẽ thu đƣợc nhiều kinh nghiệm hơn, nâng cao sự hiểu biết về tập quán kinh doanh, cấu trúc thị trƣờng “luật chơi” của các nƣớc lớn cũng nhƣ khả năng dự báo thị trƣờng của doanh nghiệp mình.

Chủ động kháng kiện không những giúp doanh nghiệp tự bảo vệ mình mà còn bảo vệ cho cả ngành công nghiệp, cho tất cả các doanh nghiệp liên quan. Thuế chống bán phá giá sẽ áp đặt cho tất cả các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu với các mức khác nhau, vì thế khi bị kiện, rất cần có sự tham gia ủng hộ của tất cả các doanh nghiệp. Nếu đứng ngoài cuộc sẽ luôn bị áp đặt mức thuế suất cao nhất. Do đó, cùng đoàn kết thống nhất để tích cực kháng kiện là một bài học quan trọng.

Phối hợp, đoàn kết các doanh nghiệp dƣới sự chỉ đạo, điều phối chung của hiệp hội ngành hàng. Để có chiến lƣợc, chiến thuật kháng kiện hiệu quả, hiệp hội cần hƣớng dẫn, chỉ đạo doanh nghiệp để:

Có chiến lƣợc tổng thể và chiến thuật, giải pháp cho từng giai đoạn điều tra một cách chủ động và linh hoạt.

Xác định các bị đơn bắt buộc có thể bị kiện; xác lập các dữ kiện cần thiết nhằm đạt đƣợc các mức biên độ bán phá giá riêng rẽ; đánh giá tình trạng sổ sách và chứng từ, xác định các khó khăn có thể gặp phải trong khi giải trình, trả lời các câu hỏi của cơ quan điều tra.

Nghiên cứu các phƣơng án lựa chọn quốc gia thay thế, đƣa ra chiến lƣợc phân loại và so sánh sản phẩm; xác định phạm vi của đơn kiện để đƣa ra các khả năng loại trừ sản phẩm khỏi vụ kiện; chuẩn bị các dữ liệu dƣới hình thức chế bản điện tử thích hợp.

Thu thập số liệu về khối lƣợng và doanh số bán hàng từ các nhà sản xuất, xuất khẩu lớn nhất để xác định những ai trong số các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều khả năng sẽ trở thành bị đơn “bắt buộc”; khuyến khích các bị đơn bắt buộc rà soát lại sổ sách, kế toàn của mình để tìm ra và sửa chữa bất cứ trục trặc nào có thể xảy ra liên quan chế độ báo báo số liệu; các thành viên của hiệp hội xây dựng cơ sở thông tin để chứng minh rằng họ nên đƣợc hƣởng một mức thuế riêng biệt.

Chuẩn bị dữ liệu điện tử dƣới hình thức đƣợc các cơ quan điều tra chấp thuận và quy định.

Hoàn thiện hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán, chế độ lƣu giữ tài liệu, chƣơng trình máy tính, hệ thống quản trị kinh doanh, nâng cao năng lực nguồn nhân lực… nhằm đáp

ứng và tƣơng thích để kháng kiện thành công. Điều đáng tiếc là các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu trong lĩnh vực này.

Mặt khác, cũng cần vận dụng tối đa cơ chế khiếu kiện, giải quyết tranh chấp của WTO và các quy định có tính chất “đối xử đặc biệt” đối với các thành viên là quốc gia đang phát triển trong các vụ kiện chống bán phá giá nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và ngành sản xuất nƣớc mình.

+ Đẩy mạnh công tác vận động hành lang (lobby) và quan hệ công chúng (PR).

Hoạt động vận động hành lang và quan hệ công chúng có vai trò to lớn trong việc kháng kiện là một yếu tố có ý nghĩa tác động trực tiếp đến kết quả của vụ kiện. Nhiều vụ kiện mà Việt Nam đã phải đối phó thể hiện điểm yếu trong công tác vận động hành lang và đặc biệt là chƣa tận dụng đƣợc các bên có lợi ích liên quan nhƣ tổ chức ngƣời tiêu dùng, các nhà xuất khẩu phân phối…tại nƣớc khởi kiện để thực hiện các hoạt động vận động hành lang.

Kinh nghiệm cho thấy các nhà nhập khẩu, hoặc tổ chức bảo vệ ngƣời tiêu dùng hoặc các ngành sử dụng hàng hóa là đối tƣợng bị kiện làm nguyên liệu đầu vào tại nƣớc khởi kiện là các bên có chung quyền lợi với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên họ sẵn sàng cùng với Việt nam đối phó với vụ kiện theo cách thức mà họ cho là phù hợp với môi trƣờng pháp lý của nƣớc sở tại. Vì vậy, các hiệp hội, doanh nghiệp có thể tận dụng giai đoạn bên khởi kiện chƣa chính thức nộp đơn, khởi kiện để phối hợp với các nhà nhập khẩu, các bên có lợi ích liên quan tiến hành thƣơng lƣợng, đàm phán để ngăn chặn vụ kiện. Chúng ta cũng cần phối hợp với những nhà nhập khẩu, phân phối, nhập hội, ngƣời tiêu dùng để cùng lên tiếng phản đối vụ kiện vì quyền lợi chung khi vụ kiện đã xẩy ra.

Đặc biệt ở Hòa Kỳ, chế độ đảng phái chính trị và bầu cử phổ thông đầu phiếu đã tạo lên đặc trƣng rất cơ bản của xã hội Hoa Kỳ và có ảnh hƣởng trực tiệp đến hoạt động của các nhánh quyền lực của Hoa Kỳ. Đó là sự tồn tại của các nhóm lợi ích khách nhau, thậm trí đối lập nhau chính vị vậy, trong các vụ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống bán phá giá của WTO (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)