- Pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam hiện nay đƣợc quy định chủ yếu và tập trung nhất trong các văn bản sau:
Các văn bản pháp luật trong nƣớc do Việt Nam ban hành gồm: Pháp lệnh của UBTVQH số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 về Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; Nghị định của Chính phủ số 90/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam thừa nhận gồm: Điều VI của GATT 1994; Hiệp định về chống bán phá giá của WTO – ADA, khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO tháng 11/2006, cùng với nghĩa vụ tuân thủ các cam kết thì Việt Nam cũng đƣợc quyền sử dụng các quy định này khi giải quyết các vụ kiện chống bán phá giá trong thƣơng mại quốc tế.
Nhìn chung hai văn bản pháp luật doViệt Nam ban hành (Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004và Nghị định hƣớng dẫn thi hành) đã chứa đựng các quy phạm tƣơng đối phù hợp với pháp luật chống bán phá giá của WTO về nguyên tắc, điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá; trình tự, thủ tục, thời hạn điều tra bán phá giá, khiếu kiện và giả quyết tranh chấp, về tổ chức thực hiện. Qua đó làm cơ sở cho việc tiến hành các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam.
Tuy nhiên, khi xem xét trong sự đối chiếu, so sánh giữa pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam, đặc biệt là các quy định trong Pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 với các quy định của WTO thì vẫn còn tồn tại một số điểm chƣa tƣơng thích. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ xin nêu ra một vài điểm cơ bản sau đây:
- Về khái niện bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Pháp lệnh năm 2004 không trực tiếp đƣa ra định nghĩa một cách rõ ràng nhƣ cách quy định trong ADA. Tại khoản 2, Điều 2 của Pháp lệnh chỉ giải thích về biên độ bán phá giá : “..là khoản chênh lệch có thể tính đƣợc giữa giá thông thƣờng của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam”. Ở đây lại có một thuật ngữ đó là “giá thông thƣờng” (là một trong những căn cứ để xác định có việc bán phá giá hay không) không thống nhất với thuật ngữ “giá trị thông thƣơng” trong ADA mặc dù nội dung của hai thuật ngữ là tƣơng tự nhau. Theo khoản 2, Điều 3, Pháp lệnh thì “Giá thông thƣờng của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh đƣợc của hàng hóa tƣơng tự đang đƣợc bán trên thị trƣờng nội địa của nƣớc hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thƣơng mại thông thƣờng.” Tuy nhiên, nếu so sánh với định nghĩa về bán phá giá đƣợc quy định tại khoản 2.1, Điều 2, ADA thì chúng ta thấy ngay sự khác biệt thể hiện sự chính xác hơn, đầy đủ hơn của khái niệm trong điều luật này: “..một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là đƣợc đƣa vào lƣu thông thƣơng mại của một nƣớc khác với giá thấp hơn giá trị thông thƣờng của sản phẩm đó) nếu nhƣ giá xuất khẩu của sản phẩm đƣợc xuất khẩu từ một nƣớc này sang một nƣớc khác thấp hơn mức giá có thể so sánh đƣợc của sản phẩm tƣơng tự đƣợc tiêu dùng tại nƣớc xuất khẩu theo các điều kiện thƣơng mại thông thƣờng.”. Việc quy định khác nhau nhƣ vậy, ở một chừng mực nhất định có thể gây khó khăn cho việc hiểu, áp dụng các quy định này trên thực tế. Vì vậy, trong quy định của pháp luật Việt Nam cần đƣa ra một khái niệm đầy đủ và chính xác hơn về bán phá giá đồng thời cũng nên quy định so sánh giá xuất khẩu với giá trị thông thƣờng trong việc xác định bán phá giá để bảo đảm tính chính xác và tƣơng thích với quy định của WTO.
- Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá, theo quy định của WTO thì phải đáp ứng đủ ba điều kiện: Một là có sự việc hàng nhập khẩu bị bán phá giá; hai là có thiệt hại đáng kể của nghành sản xuất sản phẩm tƣơng tự của nƣớc nhập khẩu; ba là có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên. Tuy nhiên, theo Điều 6, Pháp lệnh năm 2004 thì lại quy định cần có 2 điều kiện sau đây:
“1. Hàng hóa bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá gía phải đƣợc xác định cụ thể;
2. Việc bán phá giá hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nƣớc.”
Mặc dù quy định trên đây cũng đã bao hàm đủ ba điều kiện theo nhƣ chuẩn mực của WTO nhƣng cách thức quy định nhƣ vậy khiến ngƣời đọc mới tiếp cận điều luật sẽ khó hiểu hoặc hiểu nhầm, hiểu không đúng theo hƣớng chỉ cần hai điều kiện là có xác định đƣợc biên độ phá giá và có thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại là đủ mà chƣa nhấn mạnh đến điều kiện mối quan hệ nhân quả của việc bán phá giá với thiệt hại đó.
Hơn nữa, sự tƣơng thích của cả hệ thống pháp luật nói chung, đặc biệt là hệ thống pháp luật liên quan đến các lĩnh vực đầu tƣ, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng với các chuẩn mực của WTO và hài hòa với các điều ƣớc quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia trong các lĩnh vực này cũng hết sức quan trọng cho việc giải quyết tốt các vụ kiện chống bán phá giá.
Chƣơng 3