Trong những năm 90, Trung Quốc là nƣớc chịu nhiều vụ kiện chống bán phá giá nhất trên thế giới. Từ năm 1995-2005, Trung Quốc là bị đơn của 469 vụ kiện chống bán phá giá, tiếp theo là Hàn Quốc (218), Hoa Kỳ (162), Nhật Bản (125), trong đó phần lớn các vụ kiện đều đi đến kết quả là các sản phẩm của Trung Quốc bị áp dụng thuế chống bán phá giá, bị buộc nâng giá hoặc bị hạn chế về số lƣợng xuất khẩu. Điều đáng lƣu ý là mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc thƣờng rất cao do Trung Quốc vẫn bị coi là một nƣớc có nền kinh tế phi thị trƣờng.
Sức ép từ các vụ kiện chống bán phá giá đối với Trung Quốc gia tăng sau thời điểm Trung Quốc gia nhập WTO. Thực tiễn cho thấy, việc gia nhập WTO đã tạo cho các doanh nghiệp cơ hội về thị trƣờng xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng với tăng trƣởng xuất khẩu, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị kiện chống bán phá giá hơn. Sức ép từ các vụ kiện chống bán phá giá càng trở nên nặng nề hơn khi Chính phủ Trung Quốc trong quá trình đàm phán gia nhập WTO đã chấp nhận vị thế kinh tế phi thị trƣờng sau ít nhất 15 năm kể từ thời điểm gia nhập.
Chính phủ Trung Quốc luôn hết sức coi trọng công tác mậu dịch công bằng trong đó có việc đối phó với các vụ kiện AD từ các đối tác thƣơng mại nƣớc ngoài. Trƣớc khi gia nhập WTO, để đáp ứng yêu cầu về việc nƣớc này gia nhập WTO, lợi dụng triệt để những quyền lợi mà WTO dành cho thành
viên và để đảm bảo lợi ích xuất khẩu và lợi ích của toàn Trung Quốc, tháng 11/2001, đƣợc sự phê duyệt của Quốc vụ viện Trung Quốc, Bộ Thƣơng mại Trung Quốc đã thành lập riêng Cục thƣơng mại công bằng xuất nhập khẩu để xử lý các vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Để đối phó với tình trạng này, trong những năm gần đây, Trung Quốc đặc biệt coi trọng công tác phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá với mục tiêu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc. Thực tiễn kháng kiện của Trung Quốc cho thấy cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp, thƣơng hội và cơ quan quản lý nhà nƣớc, vấn đề đàm phán song phƣơng với các bên của nƣớc khởi kiện, công tác cảnh báo sớm, vấn đề tổ chức kháng kiện, thuê luật sƣ… là các vấn đề cần đặc biệt chú trọng để giảm thiểu đƣợc rủi ro do các vụ kiện chống bán phá giá mang lại.
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, để có đƣợc kết quả tích cực trong các vụ kiện chống bán phá giá, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc và hiệp hội ngành hàng cũng nhƣ các doanh nghiệp liên quan, trong đó hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ đạo, chủ động kháng kiện. Mặc dù các tranh chấp chống bán phá giá vừa là vấn đề của Chính phủ, vừa là vấn đề của doanh nghiệp, nhƣng cần lƣu ý rằng hỗ trợ của Chính phủ là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm đối với các nền kinh tế hiện nay bị coi là phi thị trƣờng. Hỗ trợ của Chính phủ trong trƣờng hợp này có thể ảnh hƣởng tiêu cực đến kết quả cuối cùng của kiện. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nƣớc của Trung Quốc cũng nhƣ cộng đồng các doanh nghiệp đều thống nhất quan điểm hỗ trợ của nhà nƣớc chỉ nên dừng lại ở mức hƣớng dẫn về mặt thông tin cho các doanh nghiệp bị kiện và tiến hành đàm phán cấp chính phủ - Chính phủ với các cơ quan có thẩm quyền của nƣớc khởi kiện trong trƣờng hợp cần thiết.
Trên thực tế, Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán với các nƣớc khởi kiện và đã đạt đƣợc kết quả nhất định. Gần đây, qua đàm phán với Ấn Độ, Trung Quốc đã có thể trì hoãn thời gian tiến hành điều tra đối với hàng tơ lụa xuất khẩu vào Ấn Độ. Ngoài ra có thể kể đến các cuộc đàm phán với Nam Phi (năm 2003), với Peru (năm 2002), [10]. Trong các cuộc đàm phán Trung Quốc đều nhắm vào hai mục tiêu chính là đình chỉ vụ kiện hoặc đẩy lùi thời gian khởi kiện để các doanh nghiệp liên quan có thời gian chuẩn bị tham gia kháng kiện tốt hơn và giảm thiệt hại do vụ kiện mang lại. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, đàm phán có thể không đạt đƣợc mục tiêu đình chỉ vụ kiện tuy nhiên chắc chắn sẽ ảnh hƣởng tích cực đến kết quả của vụ kiện. Vì vậy, tiến hành các đàm phán song phƣơng là rất cần thiết với các bên liên quan ở nƣớc khởi kiện ngay trƣớc khi vụ kiện xảy ra và cả trong thời gian diễn ra vụ kiện.
Khả năng thành công trong đàm phán còn phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp giữa doanh nghiệp, các thƣơng hội, hiệp hội ngành và các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Nghĩa là song song với các đàm phán Chính phủ với Chính phủ, phải tiến hành các đàm phán cấp doanh nghiệp. Ví dụ, để góp phần giải quyết các tranh chấp mặt hành tơ lụa giữa Ấn Độ và Trung Quốc, ngoài các đàm phán giữa Cục Mậu dịch công bằng xuất nhập khẩu của Trung Quốc với Vụ Ngoại thƣơng (Văn phòng về Chống bán phá giá và Chống trợ cấp) của Ấn Độ, kể từ 2001 – 2004, Thƣơng hội Dệt may của Trung Quốc hàng năm tổ chức các cuộc gặp giao lƣu với Thƣơng hội Dệt may của Ấn Độ. Các đàm phán cấp doanh nghiệp với doanh nghiệp này đã góp phần quan trọng kéo dài thời gian khởi kiện, tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp Trung Quốc chuẩn bị kháng kiện… Năm 2002, sau một thời gian kiên trì đàm phán, thƣơng lƣợng, trao đổi với Chính phủ Australia, nƣớc này đã công nhận ngành xi măng của Trung Quốc hoạt động theo định hƣớng thị trƣờng và đã đƣa ra
phán quyết về điều tra chống bán phá giá có lợi cho Trung Quốc. Năm 2001 trong vụ kiện AD kính chắn gió ôtô, phía Cananda xác nhận vị thế kinh tế thị trƣờng cho ngành công nghiệp sản xuất kính chắn gió ôtô Trung Quốc. Canada và Australia là hai nƣớc phƣơng Tây đầu tiên xác nhận vị thế kinh tế thị trƣờng cho một ngành công nghiệp của Trung Quốc. Một bài học đáng lƣu ý trong đàm phán là với mỗi thị trƣờng cần đặt những trọng tâm đàm phán phù hợp. Ngoài ra, cần có các hoạt động lôi kéo các nhà nhập khẩu, tiêu dùng cũng nhƣ các bên cùng có lợi ích khác ở nƣớc khởi kiện tham gia vào quá trình đối thoại. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy với các thị trƣờng khu vực châu Á nhƣ Ấn Độ, Pakistan…đàm phán cấp Chính phủ - Chính phủ sẽ phát huy tác dụng tốt. Ngƣợc lại, đối với khu vực thị trƣờng châu Âu và Hoa Kỳ, cần chú trọng vào việc đối thoại cấp doanh nghiệp - doanh nghiệp vì các đối thoại cấp Chính phủ - Chính phủ thƣờng ít mang lại hiệu quả tốt.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, EU và Hoa Kỳ là những đối tác rất khó đàm phán. Bản thân các nhà đàm phán Trung Quốc cũng chƣa đạt đƣợc thành công nào đáng kể thông qua đối thoại với các đối tác ở hai khu vực thị trƣờng trọng yếu này.
Ngoài công tác đàm phán, Trung Quốc cũng đã xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Lợi ích của thông tin cảnh báo sớm thể hiện ở chỗ nó cho phép các doanh nghiệp liên quan một khoảng thời gian dài hơn để chuẩn bị và tổ chức kháng kiện. Vì vậy, công tác cung cấp thông tin cảnh báo sớm về vụ kiện một cách kịp thời và đầy đủ đƣợc các hiệp hội ngành hàng cũng nhƣ các đơn vị quản lý nhà nƣớc đặc biệt chú trọng. Kênh chuyển thông tin cảnh báo sớm của Trung Quốc là các thƣơng hội ngành hàng. Ngoài ra, các Công ty tƣ vấn luật cũng góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn cho quá trình kháng kiện. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã đặt quan hệ đối tác lâu dài với các công ty luật chuyên về
chống bán phá giá, “các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp hoặc hiệp hội đã chủ động trích một nguồn kinh phí cố định thuê các công ty luật hoặc công ty phân tích thị trƣờng để rà soát, thu thập thông tin, đánh giá và cảnh báo sớm cho họ về nguy cơ xảy ra vụ kiện”, giúp họ định hình chiến lƣợc phát triển dài hạn xây dựng kế hoạch xuất khẩu và hình thành cơ chế ngăn chặn đối với các vụ kiện chống bán phá giá. Nói cách khác, các công ty luật sẽ giúp các doanh nghiệp khách hàng chủ động phản ứng rất nhanh ngay trong quá trình phía nguyên đơn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, giúp họ chuẩn bị từ khâu từ khâu trả lời bảng câu hỏi, chuẩn bị tƣ liệu chứng minh, chuẩn bị cho thẩm tra tại chỗ, bình luận…
Khi có các thông tin cảnh báo sớm từ các nguồn nhƣ cơ quan hải quan hoặc cơ quan thống kê, các thƣơng hội luôn luôn nắm vai trò chủ đạo tổ chức kháng kiện. Đặc thù của Trung Quốc là họ có một số lƣợng lớn các doanh nghiệp nằm rải rác trên toàn quốc. Vì vậy, công tác tập hợp lực lƣợng và thống nhất chiến lƣợc kháng kiện là cực kỳ khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, các thƣơng hội phải là diễn đàn quan trọng gắn kết các doanh nghiệp liên quan với nhau, giúp họ trao đổi thông tin và tƣ vấn cho các doanh nghiệp định hình chiến lƣợc kháng kiện. Các tƣ vấn của thƣơng hội có thể bao gồm từ việc cung cấp các thông tin liên quan đến vụ kiện, tƣ vấn chuẩn bị hồ sơ kiện, thuê luật sƣ… Trong quá trình diễn ra vụ kiện, thƣơng hội phải tiếp tục theo dõi và phối hợp với đội ngũ luật sƣ để phối hợp các doanh nghiệp và đƣa ra các bình luận về các vấn đề quan trọng của vụ kiện nhƣ về mẫu điều tra, vấn đề kinh tế phi thị trƣờng, về thiệt hại, về phƣơng pháp tính biên độ giá…
Trong công tác kháng kiện, Trung Quốc cũng đặc biệt chú trọng tới việc lựa chọn các công ty tƣ vấn luật. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, việc lựa chọn các Công ty tƣ vấn luật sẽ có ảnh hƣởng lớn đến kết quả của vụ kiện. Vì vậy, các doanh nghiệp bị đơn cần cân nhắc kỹ lƣỡng và đặc biệt cần
tham khảo ý kiến của thƣơng hội khi quyết định chọn công ty tƣ vấn. Trƣớc đây khi xảy ra vụ kiện, các doanh nghiệp thƣờng thuê các công ty luật nƣớc ngoài tại địa bàn nƣớc khởi kiện vì họ cho rằng chỉ có các công ty luật nƣớc ngoài mới hiểu rõ hệ thống pháp luật của nƣớc khởi kiện. Tuy nhiên, trong quá trình kháng kiện các doanh nghiệp Trung Quốc đã gặp hai khó khăn lớn. Thứ nhất, khó khăn về chi phí thuê luật sƣ vì thông thƣờng mức phí các doanh nghiệp phải trả cho các hãng luật nƣớc ngoài là rất cao, ví dụ mức phí thuê một công ty tƣ vấn của Mỹ có những vụ kiện lên đến hàng triệu USD. Khó khăn thứ hai là bản thân các hãng luật nƣớc ngoài có kiến thức hạn chế về pháp luật của Trung Quốc cũng nhƣ hệ thống doanh nghiệp và thông lệ sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc. Vì vậy, phƣơng án thuê luật sƣ kháng kiện tốt nhất là kết hợp cả công ty luật nƣớc ngoài và Công ty tƣ vấn của Trung Quốc.
Hơn nữa, một vấn đề đƣợc nêu ra trong bản báo cáo của Cục Mậu dịch Công bằng Trung Quốc khi đánh giá nguyên nhân dẫn đến nguy cơ làm tăng các vụ kiện AD đối với nƣớc này đó chính là cơ cấu kinh tế và hình thức kinh doanh của chính bản thân các doanh nghiệp Trung Quốc. Cơ cấu kinh tế hiện nay của Trung Quốc vẫn còn tồn tại những điều bất hợp lý, sự phát triển những ngành nghề theo quy hoạch lâu dài, tƣơng đối chú trọng tới các lợi ích trƣớc mắt. Một khi ngành nghề nào đó thu đƣợc lợi nhuận khá thì xảy ra tình trạng đầu tƣ quá mức, xây dựng mù quáng. Thêm vào đó, số lƣợng doanh nghiệp ở Trung Quốc rất nhiều, hình thức kinh doanh phân tán, việc quản lý và điều hòa các ngành nghề yếu kém, thƣờng xuất hiện hiện tƣợng cạnh tranh nhau và ép giá lẫn nhau. Ví dụ, sản phẩm than cốc Trung Quốc chiếm tới 60% thị phần thế giới, nếu có thể duy trì xuất khẩu có trật tự thì có thể đảm bảo giá xuất khẩu tăng lên vững chắc. Nhƣng do việc cạnh tranh về giá liên tiếp giữa các doanh nghiệp Trung Quốc đã dẫn tới vụ kiện AD của EU, Ấn Độ, Hoa Kỳ
khiến cho việc xuất khẩu than cốc của nƣớc này chịu thiệt hại rất lớn. Nhƣ vậy, nếu việc quản lý và điều hòa của các hiệp hội không theo kịp với xu hƣớng và động thái phát triển của thị trƣờng hàng hóa quốc tế thì sẽ dẫn đến các sản phẩm của Trung Quốc đua nhau cạnh tranh với mức giá thấp sẽ tăng lên và nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá cũng tăng lên sẽ là điều tất yếu.
Điều đáng lƣu ý là những bài học đƣợc đúc rút qua các vụ kiện chống bán phá giá này đã đƣợc phổ biến lại cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các khóa đào tạo, các hội thảo, các diễn đàn và nhiều loại hình phổ biến kiến thức khác. Vì vậy, có thể nói, tuy trình độ nhận thức chƣa thật đông đều và ở mức cao nhƣ mong muốn, ngày nay các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đã nhận thức một cách rõ ràng hơn về các vấn đề cần phải đặc biệt lƣu ý khi xảy ra các tranh chấp về chống bán phá giá. Đây cũng là một kinh nghiệm phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá rất đáng học tập.