- Kết luận cuối cùng: Ngày 30/11/2004, MOFCOM ra thông báo số
3.1.4. Vụ kiện giữa EC-Ấn Độ 1 Tãm t¾t vô viÖc
3.1.4.1. Tãm t¾t vô viÖc
Gọi là “Vụ kiện giữa EC - Ấn Độ” chỉ là cách nói tắt của tác giả luận văn. Thực ra, đây là vụ kiện chống bán phá giá của Cộng đồng Châu Âu đối với sản phẩm khăn Lanh trải giƣờng loại cotton xuất khẩu từ ba nƣớc Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập vào Cộng đồng Châu Âu. Đây là một trong những vụ kiện chống bán phá giá phức tạp nhất mà Uỷ ban Châu Âu (gọi tắt là Uỷ ban) đã tiến hành. Tính phức tạp của vụ việc đƣợc thể hiện bởi các yếu tố nhƣ: vụ kiện nhằm vào ba nƣớc xuất khẩu Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập với số lƣợng rất lớn các nhà xuất khẩu; Quyết định sơ bộ của Uỷ ban bị Ấn Độ kiện ra WTO theo cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này và đã bị Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO huỷ bỏ và Uỷ ban đã phải sửa lại quyết định sơ bộ của mình.
Thông qua vụ việc này, tác giả chủ yếu quan tâm đến việc vận dụng các quy định của ADA trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá giữa Ấn Độ và EC, nên tạm gọi là “Vụ tranh chấp giữa EC - Ấn Độ”.
Những nội dung chính trong quá trình điều tra: ngày 30/7/1996, Hội đồng Bông và Liên minh các nghành sản xuất dệt may Liên minh Châu Âu (Eurocoton) đã nộp đơn kiện chống bán phá giá đối với khăn Lanh trải giƣờng loại cotton xuất khẩu từ ba nƣớc Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập. Sau khi xem xét đơn kiện và các vấn đề có liên quan, Uỷ ban thụ lý và ra thông báo khởi kiện, tiến hành các hoạt động điều tra chống bán phá giá. Ngày 13/6/1997, Uỷ ban công bố Quyết định áp dụng biện pháp tạm thời, áp thuế chống bán phá giá tạm thời, đối với sản phẩm khăn lanh trải giƣờng cotton nhập khẩu có xuất xứ từ Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập. Ngày 28/11/1997, Hội đồng Châu Âu đã thông
qua Nghị quyết áp thuế bán chống bán phá giá chính thức đối với khăn lanh của ba nƣớc này. Sau khi Nghị quyết áp thuế chống bán phá giá chính thức của Hội đồng Châu Âu đƣợc đăng tải, Ấn Độ đó quyết định khởi kiện bỏc bỏ lệnh ỏp thuế này theo Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.