Biên độ bán phá giá đƣợc hiểu là mức độ mà giá trị thông thƣờng vƣợt qua giá xuất khẩu và đƣợc thể hiện bằng phần trăm hoặc một lƣợng cụ thể. Biên độ phá giá đƣợc tính theo công thức:
BĐPG = (Giá TT - Giá XK)/Giá XK
Nhƣ vậy việc tính toán biên độ bán phá giá đƣợc thực hiện theo một qui trình gồm 5 bƣớc: bƣớc 1: Xác định giá xuất khẩu (giá XK); bƣớc 2: Xác định giá thông thƣờng (giá TT) ; bƣớc 3: Điều chỉnh giá XK và giá TT về cùng
một cấp độ thƣơng mại; bƣớc 4: So sánh giá XK với giá TT sau khi đã điều chỉnh để tìm ra biên độ phá giá (tìm hiệu số so sánh); bƣớc 5: Tính biên độ phá giá (bằng phần trăm của hiệu số so sánh trên giá XK).
Biên độ phá giá đƣợc xét đến trong các tính toán của cơ quan có thẩm quyền phải lớn hơn 2%. Nhƣ vậy, biên độ 2% đƣợc xem là biên độ phá giá tối thiểu: cơ quan có thẩm quyền sẽ không bắt đầu cuộc điều tra nếu kiểm tra sơ bộ cho thấy biên độ phá giá thấp hơn 2%, trƣờng hợp cuộc điều tra đã bắt đầu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ đình chỉ việc điều tra đối với những trƣờng hợp này.
Biên độ phá giá phải đƣợc tính cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan. Trên cơ sở biên độ phá giá, cơ quan có thẩm quyền của nƣớc nhập khẩu sẽ tính toán mức thuế chống phá giá (trong mọi trƣờng hợp không đƣợc cao hơn biên độ phá giá) cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu số lƣợng nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan quá lớn khiến cho việc tính toán biên độ phá giá đơn lẻ không thể thực hiện đƣợc thì cơ quan có thẩm quyền nƣớc nhập khẩu có thể chỉ lựa chọn một số lƣợng thích hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu để điều tra, sẽ có biên độ đơn lẻ cho các nhà sản xuất, xuất khẩu này và tính một biên độ bán phá giá cho nhóm các nhà sản xuất, xuất khẩu (biên độ cho nhóm) không tham gia điều tra theo nguyên tắc lấy bình quân các biên độ đơn lẻ.