Nhìn chung, các vụ kiện mà các nƣớc ASEAN phải đối mặt chủ yếu do các nƣớc phát triển nhƣ Liên minh Châu âu (EU), Hoa Kỳ, Australia tiến hành. Đây cũng là điều khá dễ hiểu khi các nƣớc phát triển thƣờng sử dụng nhiều, thậm chí lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá để bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa của họ trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế châu Á nói chung và các nƣớc ASEAN nói riêng. Theo thống kê của Ban Thƣ ký WTO, từ năm 1995-2005, các nƣớc thành viên của WTO đã tiến hành 365 cuộc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nƣớc thành viên ASEAN. Indonesia, Thái Lan, Malaysia là ba nƣớc bị khởi kiện chống bán phá giá nhiều nhất, trong đó Indonesia với 121 cuộc điều tra, Thái Lan với 111 cuộc điều tra, Malaysia với
67 cuộc điều tra, Việt nam 23 cuộc điều tra.
Trong số các nƣớc thành viên của ASEAN chỉ có 6 nƣớc gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Philliphine là bị kiện chống bán phá giá, các nƣớc thành viên khác tính đến thời điểm này hoàn toàn chƣa bị khởi kiện. Một trong những nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các nƣớc còn lại là rất nhỏ.
Bảng 1. Số vụ điều tra chống bán phá giá đối với các nước thành viên ASEAN Nƣớc bị kiện 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng Indonesia 7 7 9 5 20 13 18 12 8 8 14 121 Thailand 8 9 5 2 19 12 16 12 7 9 12 111 Malaysia 2 3 5 4 7 9 6 4 8 6 13 67 Singapore 2 0 4 0 5 0 12 9 1 1 1 35 Việt Nam 1 0 2 1 1 4 3 6 5 23 Philippines 2 0 0 0 0 1 1 1 1 2 0 8 Từ 01/01/95 đến 31/12/05 22 19 23 13 51 36 54 42 28 32 45 365
Nguồn:Ban Thư kýWTO
Thực tế cho thấy các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nƣớc ASEAN nhƣ các sản phẩm hóa chất và phụ trợ, nhựa, cao su, gỗ và giấy, may mặc, đá, xi măng, thủy tinh, kim loại thƣờng, máy móc và thiết bị âm thanh điện tử bị kiện bán phá giá là chủ yếu. Trong đó, Thái Lan, Indonexia, Malaysia là các nƣớc chịu nhiều vụ kiện bán phá giá nhiều nhất. Hàng dệt may cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nƣớc ASEAN và cũng đã bị kiện bán phá giá khá cao.
Cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển khác, các nƣớc là thành viên ASEAN đã, đang và sẽ vẫn tiếp tục là nạn nhân của sự lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá trong thƣơng mại quốc tế. Nhƣng, trong quá trình xử
lý các vụ kiện chống bán phá giá, các nhà sản xuất, xuất khẩu của một số nƣớc thành viên ASEAN thƣờng thiếu kiến thức về những quy định, những yêu cầu, nguyên tắc mà thủ tục kiện bán phá giá đòi hỏi và do đó họ thƣờng bị đặt vào một vị thế yếu hơn và chịu thiệt thòi khi xử lý vụ kiện.
Để phòng chống, các nƣớc ASEAN cũng sớm hình thành chính sách chủ động kháng kiện, cơ chế cảnh bảo sớm, tăng cƣờng vai trò của hiệp hội ngành hàng, sự hỗ trợ của cơ quan Chính phủ v.v... Tuy nhiên, mức độ thực hiện và hiệu quả của các giải pháp phòng chống này ở từng nƣớc là rất khác nhau, tùy thuộc vào nhiều điểm mạnh, điểm yếu của từng doanh nghiệp, từng quốc gia.
Điều đáng mừng là một số nƣớc ASEAN với tƣ cách thành viên của WTO đã tích cực sử dụng cơ chế đa phƣơng để giải quyết các tranh chấp trong chống bán phá giá. Ví dụ, Thái Lan và Indonexia với tƣ cách thành viên của WTO cũng đã rất tích cực tham gia vào diễn đàn giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO khi các nƣớc thành viên khác của WTO có các quyết định về điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá không phù hợp với các quy định của WTO. Thông qua tổ chức này, Thái Lan và Indonexia có thể có đƣợc tiếng nói công bằng hơn với các nƣớc phát triển hơn đã có sự phân biệt đối xử hay lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá mà WTO đã cho phép. Ví dụ nhƣ trong vụ tôm mà Việt Nam cũng là một trong 6 bị đơn, ngày 9/12/2004 Thái Lan đã đề nghị tham vấn với Hoa Kỳ thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO về các biện pháp chống bán phá giá tạm thời mà Hoa Kỳ đã áp dụng khi cho rằng các biện pháp này đã vi phạm các quy định tại Điều 1, 2.4, 2.4.2, 6.8, 6.13, 7.1 và các đoạn 3, 5, 6, 7 của Phụ lục II, Hiệp định Chống bán phá giá của WTO. Vụ kiện lên WTO của Thái Lan cũng đã đƣợc dƣ luận ủng hộ và có thêm Brazin cùng tham gia. Vào tháng 8/2004, Indonexia cũng đã yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm để xem xét các biện pháp
chống bán phá giá mà Hàn Quốc đã áp dụng đối với các sản phẩm giấy nhập khẩu từ Indonexia [15, 100-101].
Ngoài ra, cơ chế giải quyết tranh chấp này còn cho phép các nƣớc thành viên WTO phản đối chính thức về những thay đổi sai lệch trong hệ thống pháp luật của các nƣớc thành viên WTO khác trong đó có cả luật pháp về chống bán phá giá. Ví dụ, ngày 21/12/2000, Thái Lan, Indonexia đã cùng với Australia, Brazin, Chilê, Ấn Độ và EU đã kiện lên WTO về những thay đổi năm 2000, Tu chính án Byrd đã trái với các quy định của WTO (đã đƣợc đề cập trong nội dung Chƣơng 1 của luận văn). Từ các vụ kiện này có thể giúp cho các nƣớc thành viên giám sát lẫn nhau trong việc ban hành chính sách và pháp luật phù hợp với những cam kết trong hệ thống thƣơng mại đa phƣơng này. Bên cạnh đó, Thái Lan là một trong những nƣớc khá chủ động tham gia vào các diễn đàn quốc tế và khu vực. Đây đƣợc coi là một bƣớc tiến mới của Thái Lan có tiếng nói trong việc giải quyết những xung đột thƣơng mại trong tƣơng lai.